Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 16:41 (GMT +7)
Kỷ niệm 59 năm thành lập tỉnh 30/10 (1963-2022) Nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
Thứ 7, 29/10/2022 | 15:13:14 [GMT +7] A A
Quảng Ninh đã và đang tích cực triển khai những giải pháp phù hợp, từng bước hiện thực hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy phát triển KT-XH đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS, xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã từng bước cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, từ đó góp phần đẩy nhanh phát triển KT-XH, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH, bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh năm 2022.
UBND tỉnh đã ban hành các quyết định, kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2025; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 đối với phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi; xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững. 13/13 huyện, thị xã, thành phố đã cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU và Chương trình hành động số 4594/Ctr-UBND ngày 19/7/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU, với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ giải pháp cụ thể.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đến hết năm 2021 đạt 52,5 triệu đồng, tăng 13,88% so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình giảm 3%. Không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn. Phấn đấu đến hết năm 2022, tỉnh không còn địa bàn ĐBKK theo tiêu chí mới.
Đến nay, 100% cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị. 177/177 đơn vị cấp xã, 13/13 đơn vị cấp huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 1.005 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; trên 98% đồng bào DTTS có BHYT. Tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ BHYT theo Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND cho 71.812 người dân sinh sống tại các xã mới ra khỏi diện ĐBKK. 99% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% thôn, bản được phủ sóng điện thoại di động. Đến hết năm 2021 toàn bộ 64 xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn NTM, trong đó, 32/64 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 9/64 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Một trong những chính sách thiết thực nhất, góp phần quan trọng vực dậy kinh tế gia đình của người dân vùng khó khăn, đặc biệt là đồng bào DTTS, chính là nguồn vốn vay hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Trong 20 năm qua, đã có trên 24.000 lượt khách hàng là hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH, với tổng dư nợ đạt gần 1.500 tỷ đồng.
Vốn cho vay đối với các hộ đồng bào DTTS những năm qua đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, chuyển biến nhận thức, cách thức sản xuất kinh doanh cho hàng nghìn lượt hộ; giúp cho các hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào DTTS từng bước quen dần với cơ chế thị trường, mạnh dạn vay vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng.
Những kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, đã và đang góp phần xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển của tỉnh.
Trung Thành
Liên kết website
Ý kiến ()