Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 23:22 (GMT +7)
Năm 2022, giá hàng hóa tiếp tục leo thang?
Thứ 2, 20/12/2021 | 16:20:49 [GMT +7] A A
Hiện chỉ số giá hàng hoá Bloomberg Commodity Index đã vượt mức cao nhất trong 10 năm.
Giá đã tăng ở hầu hết các mặt hàng, từ năng lượng, kim loại đến nông nghiệp do sự kết hợp của các yếu tố cung và cầu...
Trong báo cáo về giá hàng hoá thế giới năm 2022, Chứng khoán Vndirect cho rằng giá hàng hoá đã tăng nhanh theo sau các biện pháp kích thích kinh tế trên toàn thế giới để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, thành công của Trung Quốc trong việc kiểm soát đại dịch cho phép nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thúc đẩy nhu cầu hàng hoá, cụ thể là kim loại công nghiệp và nông nghiệp.
Giá hàng hóa tiếp tục leo thang
Năm 2022, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng 4,9% sau khi tăng 5,9% vào năm 2021.
Mặt khác, nhiều nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hoá bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong khi chi phí vận chuyển tăng mạnh, gây ra sự đóng băng nguồn cung. Tình hình này trở nên trầm trọng hơn do một loạt các yếu tố từ thời tiết bất lợi đe doạ mùa màng ở các quốc gia trồng trọt chủ chốt như Brazil và Pháp, cuộc đàn áp khí thải ở Trung Quốc khiến sản lượng kim loại bị cắt giảm, đến việc tồn kho dự trữ khí đốt ít ỏi tại châu Âu. Trong khi đó, trên thị trường dầu mỏ, OPEC+ vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc gia tăng sản lượng khiến giá năng lượng tăng cao và tác động đến việc sản xuất các mặt hàng khác.
Giá của tất cả các mặt hàng đã tăng vọt trong năm 2021, và các loại hàng hoá khác nhau sẽ có triển vọng khác nhau trong các giai đoạn tới trong đó, giá năng lượng sẽ vẫn ở mức cao trong vài quý tới do cần thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thiếu hụt các khoản đầu tư mới, làm tăng áp lực lên giá các mặt hàng khác.
Đối với kim loại công nghiệp, kỳ vọng giá kim loại (như thép) duy trì ở mức cao cho đến Quý 1/2022 do tình trạng thiếu hụt năng lượng và vận chuyển cần thời gian để trở lại trạng thái bình thường, sau đó giảm dần xuống mức trung bình dài hạn cho đến cuối năm 2022 khi tình trạng gián đoạn nguồn cung được giải quyết.
Đối với các mặt hàng nông nghiệp, giá được dự báo sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 khi điều kiện nguồn cung cải thiện. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rủi ro tăng giá đến từ giá nguyên vật liệu đầu vào cao (đặc biệt là phân bón) trong 6 tháng năm 2022, có khả năng đẩy lạm phát giá thực phẩm lên cao.
Ngành nào hưởng lợi?
Và theo VnDirect, những công ty có mức độ phụ thuộc vào giá hàng hoá cao sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này, chẳng hạn như dầu khí và các công ty xuẩt khẩu hàng hoá.
Cụ thể, với nhóm gạo, theo VnDirect, từ tháng 1 đến tháng 8, lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ 1,52 triệu tấn năm 2020 lên 3,2 triệu tấn năm 2021. Nguyên nhân đến từ các nhà nhập khẩu Trung Quốc muốn kiếm lời trên cơ sở giá gạo nội địa Trung Quốc là 585 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá gạo chất lượng cao của Việt Nam và Thái Lan (lần lượt là 445 USD/tấn và 465 USD/tấn - số liệu T8/2021).
Vào năm 2022, USDA dự báo sản lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc sẽ tăng 12,5% so với cùng kỳ lên 4,5 triệu tấn. Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai sang thị trường Trung Quốc, chiếm tới 22% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021. Kỳ vọng giá gạo 5% tấm Việt Nam xuất khẩu năm 2022 sẽ giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn 2015-2019. Do đó, các công ty xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ được hưởng lợi trong năm 2022.
Với cao su, giá cao su ở châu Á tiếp tục tăng mạnh trong Q3/21 do thâm hụt nguồn cung. Ước tính mức thiếu hụt cao su toàn cầu là 329.000 tấn vào năm 2021. Sự đi lên của cao su được hỗ trợ thêm bởi sự tăng mạnh của giá dầu, cũng như kỳ vọng phục hồi kinh tế sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu bình quân trong Quý 3/21 tăng 23%. Nhìn chung, giá xuất khẩu cao su tự nhiên bình quân trong 9T21 tăng 29%. Khi cuộc khủng hoảng năng lượng được kiểm soát ở Trung Quốc và hoạt động sản xuất được khôi phục, chúng tôi dự báo Trung Quốc sẽ khoảng 2-2,2 triệu tấn cao su thiên nhiên để bù vào khoảng chênh lệch giữa tháng 1 và tháng 4/2022. Đây cũng là yếu tố giúp xuất khẩu cao su của Việt Nam giá duy trì ở mức cao cho đến hết Q1/21. Bên cạnh đó, giá cao su sẽ được thúc đẩy do giá dầu được dự báo vẫn sẽ ở mức cao trong năm 2022.
Với đường, giá đường toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do nhu cầu trên thế giới phục hồi mạnh sau đại dịch. Trong khi đó, thị trường đường thế giới niên vụ 2021-2022 được dự báo sẽ thiếu hụt nguồn cung với mức thiếu hụt là 3-4 triệu tấn. Ngoài ra, so với giá đường trong khu vực (bao gồm cả các nước ASEAN và Trung Quốc), giá đường của Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn.
Do đó, VnDirect kỳ vọng giá đường trong nước sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng tăng giá toàn cầu trong năm 2022. Bên cạnh đó, từ tháng 9/2021, Bộ Công Thương chính thức điều tra việc nhập khẩu đường từ các nước ASEAN tăng đột biến sau khi đường Thái Lan bị áp thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá và hoạt động điều tra đường nhập lậu sẽ tiếp tục hỗ trợ giá đường trong nước trong năm tới.
Với thép, nhu cầu thép của các thị trường xuất khẩu sẽ vẫn ở mức cao cho đến Quý 1/2022 nhờ các nền kinh tế lớn thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là Mỹ (dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD sẽ làm tăng nhu cầu thép khoảng 5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022-25); (2) Trung Quốc giảm sản xuất thép và hạn chế xuất khẩu để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải.
Do đó, kỳ vọng giá thép sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến Q1/22, sau đó giảm dần về quanh mức 500-600 USD/tấn. Bên cạnh đó, nhu cầu thép trong nước sẽ phục hồi mạnh mẽ trong Quý 4/21-2022 nhờ: (1) nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội giúp hoạt động xây dựng trở lại bình thường; (2) tăng tốc phát triển cơ sở hạ tầng vào năm 2022 nhờ đẩy mạnh đầu tư công và (3) Nguồn cung mới bđs được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ các nút thắt pháp lý được nới lỏng. Ước tính nguồn cung căn hộ tại Tp.HCM và Hà Nội sẽ chạm đáy vào năm 2021 và phục hồi mạnh mẽ 70%-40% so với cùng kỳ trong năm 2022.
Với thuỷ sản, giá bán bình quân của các sản phẩm thủy sản sẽ tiếp tục tăng cho đến Q1/22 nhờ yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong đều thuận lợi. Về yếu tố bên ngoài, nhu cầu dự kiến sẽ tăng lên trong Q4/21 do kênh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn…) vốn chiếm tỷ trọng lớn trong mảng phân phối các sản phẩm thủy sản sẽ tiếp tục phục hồi về mức trước dịch.
Mặt khác, nguồn cung đang bị thắt chặt do sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau một số tác động tiêu cực trong ngắn hạn như thiếu nguyên liệu và việc công suất của các nhà máy chế biến thủy sản bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, là dầu khí, về nguồn cầu, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên vào năm 2022 nhờ tiêu thụ xăng tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế phục hồi khi nhiều quốc gia mở cửa trở lại, bên cạnh động lực ngắn hạn đến từ việc xu hướng chuyển đổi từ khí sang dầu trong sản xuất điện tại Châu Á và Châu Âu. Về nguồn cung, giá dầu được hỗ trợ bởi sự thận trọng trong việc gia tăng sản lượng của OPEC+ và sự phục hồi chậm của ngành dầu mỏ Mỹ do thiếu các khoản đầu tư mới.
Vì vậy, công ty chứng khoán này kỳ vọng giá dầu Brent sẽ tiếp tục duy trì mức cao trên 80 USD/thùng trong nửa đầu năm 2022, sau đó cân bằng quanh mức 70-75 USD/thùng trong nửa cuối 2022.
Theo vtc.vn
- Giá hàng hóa tăng, áp lực lạm phát năm 2022
- Giữ vững chuỗi liên kết hàng hóa Việt
- Kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống dịch cho lái xe container chờ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Bắc Luân II (TP Móng Cái)
- Hải quan tỉnh: Kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa
- Doanh nghiệp dự trữ gấp 3 lần, đảm bảo bình ổn hàng hóa dịp cuối năm
Liên kết website
Ý kiến ()