Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 13:28 (GMT +7)
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống: Mục tiêu và động lực phát triển
Thứ 2, 03/10/2022 | 14:05:48 [GMT +7] A A
Sau hơn 4 năm thực hiện, Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh "Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị nền văn hóa giàu bản sắc của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh được các cấp, ngành ở huyện Vân Đồn chú trọng. Bằng những mô hình, cách làm cụ thể, đông đảo tầng lớp nhân dân đã cùng tham gia xây dựng môi trường sống lành mạnh từ mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư. Điển hình như việc thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả 79 tổ hòa giải cơ sở, 5 CLB phụ nữ với pháp luật, 12 mô hình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng phòng, chống bạo lực gia đình... Các phong trào thi đua được các ngành, đoàn thể phát động, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, như: “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Phụ nữ 2 giỏi”, “Gia đình, dòng họ học tập”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”...
Ông Phạm Huy Thành, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Vân Đồn, cho biết: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TU đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng tại địa phương. Huyện tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phù hợp thực tế, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hoạt động mang tính hình thức, lãng phí. Đồng thời coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ văn hóa của huyện và cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thu hút đông đảo nhân dân cùng tham gia.
Huyện quan tâm chỉ đạo đầu tư, khai thác tốt các thiết chế văn hóa, thể thao. Hiện tại cấp huyện có 1 sân vui chơi dành cho thanh thiếu niên, 23 sân thể thao (cầu lông, quần vợt, bóng đá, bóng chuyền, thể hình), 22 CLB thể thao thuộc 8 bộ môn được cán bộ, nhân dân huyện ưa thích, tập luyện; tại 9/12 xã, 63/63 thôn, khu phố có trung tâm văn hóa - thể thao, nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn phục vụ các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Từ đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng thêm bài bản, chất lượng, góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
Tại huyện Đầm Hà, thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU đã tạo những chuyển biến rõ nét, nhất là về gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, huyện có 17 loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, 6 loại hình tập quán dân gian và ngữ văn dân gian được lập hồ sơ đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể của tỉnh. Cùng với đó, 3 di tích là rừng cò Núi Hứa (xã Đại Bình), chùa Sâu (xã Dực Yên), Đồn Đen (thị trấn Đầm Hà) được lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Định kỳ 2 năm, huyện tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số quy mô cấp huyện. Các lễ hội đình Đầm Hà, đình Tràng Y được duy trì hằng năm, gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, các trò chơi dân gian như hát, múa cửa đình, hát nhà tơ...
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được tỉnh, địa phương quan tâm đầu tư. Đến nay, gần 30% số xã, phường, thị trấn, 99% số thôn, bản, khu phố trong tỉnh có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% các khu dân cư có và thực hiện tốt hương ước, quy ước về nếp sống văn minh phù hợp với văn hóa truyền thống; gần 1.600 CLB thể thao được thành lập, tổ chức từ 400-500 giải thể thao cấp huyện, cấp xã/năm... Hằng năm, tỉnh dành trung bình 50 tỷ đồng để đặt hàng trong lĩnh vực thể thao, văn học, nghệ thuật; quan tâm bố trí nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư nghiên cứu, phục dựng các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Chất lượng đào tạo, giảng dạy chuyên ngành về văn hóa, nghệ thuật của tỉnh ngày càng được nâng lên...
Các mục tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TU đang tiếp tục được đẩy mạnh, nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế khác biệt về văn hóa, con người Quảng Ninh, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
Ngày 3/9, tại tỉnh Tuyên Quang, Bộ VHTT&DL phối hợp với 11 tỉnh có di sản Then tổ chức lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các nghệ nhân dân gian hát Then ở Bình Liêu đã đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày tại Quảng Ninh tham gia sự kiện này.
Dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 31.000 người, sống tập trung ở các huyện vùng cao như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà... Hát Then được người Tày gìn giữ và chia làm 2 thể loại: Then nghi lễ và Then văn nghệ.
|
Trúc Linh
- Thống nhất xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử Đền Mẫu, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn
- Đầm Hà: Gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc
- Bộ trưởng Văn hóa: 'Hủy danh hiệu hoa hậu cuộc thi vi phạm pháp luật'
- Quảng Ninh tham gia đón nhận Bằng ghi danh hát then là di sản văn hóa đại diện của nhân loại
Liên kết website
Ý kiến ()