Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 16:22 (GMT +7)
Món ăn dễ tạo nồng độ cồn
Thứ 2, 27/05/2024 | 08:45:41 [GMT +7] A A
Món ăn sử dụng rượu bia làm gia vị, trái cây nhiều đường hay các sản phẩm đồ uống dễ lên men đều có thể tạo ra nồng độ cồn.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, những món sử dụng rượu bia làm gia vị đều có thể khiến hơi thở có cồn. Đơn cử, một số món thủy, hải sản như cá hấp bia, lẩu bò nhúng giấm, bò sốt vang; món dùng rượu mạnh, rượu vang để chế biến như gà, chân giò hầm rượu.
Mặc dù tiêu thụ những thực phẩm này không ảnh hưởng đến điều khiển phương tiện giao thông, nó vẫn khiến hơi thở có nồng độ cồn, dù không đáng kể. Khoảng 30 phút sau khi ăn hoặc khi uống nhiều nước lọc, cơ thể sẽ đào thải hết cồn.
Ngoài ra, có một số ít người bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.
Các sản phẩm đồ uống có cồn từ hoa quả cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu. Dù không xếp vào rượu bia nhưng đây là thực phẩm xếp vào đồ uống có cồn, do đó, người dân nên thận trọng.
Để tránh việc thổi nồng độ lên cồn dù không uống rượu bia mà chỉ do ăn các thực phẩm chứa cồn, bác sĩ Hoàng khuyến cáo chúng ta sau ăn nên nghỉ ngơi 30 phút, súc miệng, rồi uống thêm nước lọc. Trường hợp đo nồng độ cồn vẫn lên, bạn có thể đề nghị lực lượng chức năng cho nghỉ thêm 15 phút rồi đo lại.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm đơn vị cồn như sau: Một đơn vị cồn tương đương với 10 g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200 ml bia; 75 ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Người trưởng thành có sức khỏe bình thường, trung bình cứ sau một tiếng, gan sẽ đào thải được một đơn vị cồn.
Nhìn chung, các chuyên gia nhận định không thể tính toán tuyệt đối thời gian đào thải cồn vì tùy vào cơ thể mỗi người và cách ăn uống. Khuyến cáo tốt nhất là không lái xe khi uống rượu để tránh các rủi ro.
Theo znews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()