Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 17:50 (GMT +7)
Mẹo kiểm soát chế độ ăn để giảm cân thành công
Thứ 2, 10/07/2023 | 23:20:12 [GMT +7] A A
Ăn quá nhiều có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tham khảo những mẹo sau để kiểm soát chế độ ăn uống và thúc đẩy quá trình giảm cân.
Theo Healthshots, tiêu thụ thực phẩm quá mức có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì, có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường loại 2, huyết áp cao và một số loại ung thư.
Hơn nữa, ăn quá nhiều rồi hạn chế ăn nhưng bạn lại ăn nhiều rồi tiếp tục hạn chế ăn, chu kì lặp đi lặp lại này lâu dần có thể phá vỡ các tín hiệu đói và no tự nhiên của cơ thể chúng ta.
Do đó, điều quan trọng là phải chú ý đến lượng thức ăn nạp vào, lắng nghe các tín hiệu của cơ thể, giảm cân lành mạnh và bền vững để nuôi dưỡng bản thân.
Vậy làm thế nào để kiểm soát chế độ ăn?
Tránh ăn uống do căng thẳng: Ăn uống khi căng thẳng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn ăn quá nhiều. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng hoặc choáng ngợp, chúng ta rất dễ tìm đến thức ăn như một nguồn an ủi.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm thần kinh nội tiết cho thấy căng thẳng cấp tính làm tăng mức tiêu thụ thực phẩm ngọt, giàu chất béo ở phụ nữ dẫn đến tăng cân.
Để bỏ thói quen này, điều quan trọng là phải tìm ra những cách để quản lí căng thẳng. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động giảm căng thẳng như tập thể dục, thiền, tập thở sâu hoặc theo đuổi sở thích có thể giúp đánh lạc hướng việc ăn uống theo cảm xúc.
Tránh vừa ăn vừa xem TV: Ăn trong khi xem TV hoặc tham gia vào các hoạt động gây mất tập trung khác có thể dẫn đến việc ăn uống vô độ.
Khi sự chú ý của chúng ta bị phân tán, chúng ta có thể tiêu thụ nhiều thức ăn hơn mức chúng ta thực sự cần.
Để chống lại điều này, hãy tạo thói quen ăn các bữa chính và đồ ăn nhẹ tại một khu vực ăn uống được chỉ định mà không có bất kì sự phân tâm nào.
Tập trung khi ăn, thưởng thức từng miếng ăn và chú ý đến tín hiệu đói và no của cơ thể bạn. Bằng cách trên, bạn sẽ ít có khả năng ăn quá nhiều.
Không thức khuya: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hormone thèm ăn, dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn tăng lên.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan đến mức độ hormone đói ghrelin tăng cao và giảm mức độ hormone no leptin.
Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn thực phẩm giàu calo và carbohydrate. Vì vậy, nếu bạn vẫn thức khuya, bạn có thể xem xét lại, nếu không, bạn sẽ ăn uống vô độ.
Giữ nước: Uống đủ lượng nước trong suốt cả ngày là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể và cũng có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều.
Đôi khi, cơ thể chúng ta nhầm lẫn cơn khát với cơn đói, khiến chúng ta tìm đến những món ăn vặt không cần thiết.
Giữ nước bằng cách luôn mang theo một chai nước bên mình và nhấm nháp nước thường xuyên. Uống nước trước bữa ăn cũng có thể giúp tạo cảm giác no, giảm khả năng ăn quá nhiều.
Theo dõi tiến trình của bạn: Theo dõi tiến trình của bạn có thể là một cách mạnh mẽ để chống lại việc ăn quá nhiều.
Viết nhật kí ăn uống hoặc sử dụng ứng dụng di động để ghi lại các bữa ăn, đồ ăn nhẹ và cảm xúc liên quan đến việc ăn uống của bạn.
Thực hành này làm tăng khả năng tự nhận thức và giúp xác định các kiểu hoặc tác nhân dẫn đến ăn quá nhiều. Ngoài ra, theo dõi tiến trình của bạn cho phép bạn ăn mừng những thành công của mình và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()