Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 21:18 (GMT +7)
Mất khứu giác hậu COVID-19, phải làm sao?
Thứ 2, 28/03/2022 | 22:44:06 [GMT +7] A A
Rối loạn khứu giác (ngửi) đang là một trong những di chứng gây phiền toái nhất của bệnh nhân hậu COVID-19.
Mất khứu giác không chỉ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung mà còn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mối liên hệ giữa COVID-19 và rối loạn khứu giác
Trong một tỷ lệ nhỏ những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, và do đó, các cơ chế khác phải liên quan.
SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ yếu thông qua sự tương tác giữa protein Spike của virus (protein S) và thụ thể Angiotensin-Converting Enzyme 2 (ACE2) trong tế bào đích. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện furin protease cũng tham gia vào quá trình lây nhiễm vì SARS-CoV-2, chất này làm tăng khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 cũng như cung cấp một con đường để virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương. Hai con đường lây nhiễm chính là đường máu và qua tế bào thần kinh – qua đường khứu giác (vì tế bào mũi có mật độ thụ thể ACE2 cao).
Ngoài ra, một loại tế bào khác trong mũi nằm bên cạnh các tế bào thần kinh khứu giác được gọi là tế chống đỡ (sustentacular cell/ supporting epithelial cell) biểu hiện ACE2. Các tế bào này có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi và có thể chết do nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc mất đi các tế bào chống đỡ không dẫn đến cái chết của các tế bào thần kinh khứu giác mà gây ra rối loạn chức năng cảm giác (gây ra bởi sự co lại của lông mao), điều này có thể giải thích cho việc mất khứu giác đột ngột.
Xử trí thế nào
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân bị rối loạn khứu giác có thể hồi phục từ 15 đến 20 ngày sau khi bệnh khởi phát, có nghĩa là rất nhiều người sẽ tự cải thiện tình trạng ngửi của họ mà không cần điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên, không ít trường hợp rối loạn khứu giác kéo dài quá thời gian đó cần điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số liệu pháp được đưa ra dựa trên bằng chứng khoa học:
Huấn luyện khứu giác
Huấn luyện khứu giác được coi là phương pháp điều trị thay thế duy nhất hiện nay cho chứng mất khứu giác sau virus có cơ sở khoa học vững chắc. Mục đích của liệu pháp này là kết hợp trí nhớ và khứu giác. Trong mười hai tuần, bệnh nhân thực hiện một buổi vào buổi sáng trước khi ăn sáng và một buổi vào buổi tối trước khi ăn tối. Bệnh nhân được khuyên nên ngửi sáu loại tinh dầu như sả, hoa hồng, đinh hương, phong lữ hoa hồng, bạc hà và hạt cà phê. Họ cần cố gắng nhận biết mùi mà không được đọc nhãn ghi trên chai.
Sử dụng caffeine
Việc sử dụng caffeine cho mục đích này dựa trên ái lực của nó với các thụ thể adenosine A2a. Caffeine đối kháng với thụ thể adenosine A2a trong khứu giác, là một trong những vùng chính bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine giúp tăng cường khứu giác ở những người bị COVID-19. Tỷ lệ phục hồi thấp nhất liên quan đến những bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim, trong khi những người không có bệnh nền phục hồi nhanh hơn sau khi uống cà phê.
Vitamin A
Axit retinoic (RA) -một chất chuyển hóa của vitamin A, là một trong những nội tiết tố của tuyến giáp. Đây là một chất điều hòa phiên mã quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo mô. Vitamin A có thể thúc đẩy khả năng tái tạo biểu mô thần kinh khứu giác.
Corticoid
Theo Hướng dẫn của Hiệp hội Mũi học Anh (BRS) khuyến cáo sử dụng corticoid dạng xịt mũi ở bệnh nhân mất khứu giác trong hơn 2 tuần liên quan đến các triệu chứng ở mũi. Tuy nhiên, thuốc này rất nhiều tác dụng phụ khi sử dụng không hợp lý như loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết,… Thuốc chỉ sử dụng khi đã được bác sĩ tư vấn.
Ngoài các biện pháp trên, bệnh nhân cần vệ sinh môi trường xung quanh, tránh khói bụi làm kích thích phản ứng viêm ở đường thở trên.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe.
- Đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen,… cần hết sức tránh các tác nhân dị ứng.
Theo vtc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()