Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 20:44 (GMT +7)
Malaysia nêu điều kiện mở cửa biên giới đón du khách nước ngoài
Thứ 6, 01/10/2021 | 14:43:33 [GMT +7] A A
Mọi quyết định mở cửa biên giới đón khách du lịch nước ngoài chỉ được đưa ra sau khi Malaysia chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay bệnh địa phương (endemic).
Mọi quyết định mở cửa biên giới đón khách du lịch nước ngoài chỉ được đưa ra sau khi Malaysia chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay bệnh địa phương (endemic).
Phát biểu với báo giới tại lễ chuyển giao Cơ quan Kiểm soát biên giới (AKSEM) sang Cảnh sát Hoàng gia ngày 30/9, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Hamzah Zainudin cho biết nước này vẫn đang ở giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và việc Malaysia có sẵn sàng chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay không dựa trên quyết định của Bộ Y tế.
Theo ông Hamzah Zainudin, Bộ Y tế sẽ tuyên bố khi nào đất nước sẵn sàng (cho việc chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu) và khi đó, Cục Di trú cùng Lực lượng Hành động Trung ương (GOF) sẽ sẵn sàng cho việc mở cửa biên giới trở lại.
Hiện Malaysia vẫn duy trì lệnh cấm đi lại xuyên bang, chỉ cho phép đi lại xuyên quận và thực hiện “bong bóng du lịch” ở đảo Langkawi đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19.
Trong cuộc họp ngày 27/9, Chủ tịch Hội đồng Hồi phục quốc gia Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết chính phủ dự kiến vào đầu hoặc giữa tháng 10 sẽ cho phép người dân đi lại xuyên bang.
Khi đó, tỷ lệ hoàn thành tiêm chủng ở nhóm người từ 18 tuổi trở lên đạt gần 90%. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải tuân thủ Trình tự vận hành tiêu chuẩn (SOP).
Theo quyết định của cơ quan công quyền Malaysia, trước ngày 1/11, tất cả công chức, viên chức đều phải tiêm chủng ngừa COVID-19, nếu không sẽ bị áp dụng biện pháp chế tài.
Ngày 30/9, Cục Phục vụ công cộng Malaysia phát đi thông báo cho biết tới nay đã có 98% công chức viên chức nước này tiêm chủng ngừa COVID-19 và chỉ có 1,6% (16.902 người) chưa đăng ký tiêm chủng.
Thông báo nêu rõ tất cả công chức, viên chức phải tiêm chủng để tạo niềm tin và sự an tâm cho người dân, chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19 cả nước. Việc làm này cũng phù hợp với Trình tự vận hành tiêu chuẩn (SOP) trong các giai đoạn của Kế hoạch Hồi phục quốc gia (NRP) mà Malaysia đã đề ra.
Thông báo nhấn mạnh nếu sau thời điểm nói trên, công chức viên chức nào chưa tiêm chủng, Cục Phục vụ công cộng sẽ hành động và yêu cầu tất cả công chức, viên chức phải tuân thủ Sắc lệnh Công viên chức năm 1993.
Theo Bộ Y tế Malaysia, đến hết ngày 29/9, Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 20 triệu người, tương đương 61,5% dân số. Nếu tính người từ 18 tuổi trở lên, Malaysia có hơn 94% đã tiêm ít nhất một mũi, bao gồm 85,7% hoàn thành tiêm chủng hai mũi.
Đối với thiếu niên, 43% đã tiêm ít nhất một mũi, bao gồm 1,3% hoàn thành tiêm chủng./.
Theo vietnamplus.vn
Liên kết website
Ý kiến ()