Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 15:33 (GMT +7)
Loạt AI vẽ tranh mạnh nhất hiện nay
Thứ 6, 14/04/2023 | 15:15:08 [GMT +7] A A
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về đạo đức nghệ thuật, các chương trình tạo ảnh tự động này có thể là khởi đầu của một làn sóng rất lớn trong giới công nghệ.
Các chuyên gia trong ngành bắt đầu đề cập về lĩnh vực mới này với tên gọi mô hình tạo sinh (generative models), hay đơn giản hơn là AI sáng tạo.
Một bức tranh vẽ thủ công không thể hoàn hảo do những biến số từ các ngón tay của họa sĩ tạo nên những đường cong không tự nhiên.
Trong khi đó, vấn đề của AI vẽ tranh chỉ đến từ mô tả của người dùng, đôi khi vô nghĩa hoặc đơn giản là không khớp với kho dữ liệu của phần mềm.
MidjourneyCho đến nay, Midjourney vẫn nổi bật với tư cách là phần mềm AI tốt nhất về nghệ thuật. Midjourney lần đầu được phát hành vào năm 2021, nhưng phải mất đến một năm sau, công cụ AI này mới thu hút nhiều sự chú ý trên Internet.
Đây là phần mềm vẽ ảnh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), được phát triển bởi một nhóm kỹ sư do David Holz dẫn đầu. Người dùng chỉ cần nhập mô tả bức ảnh cần tạo để phần mềm trả kết quả trong vài chục giây.
Thay vì phát hành trên kho ứng dụng, Midjourney sử dụng nền tảng Discord để tương tác. Phần mềm đang được thử nghiệm với 25 lần sử dụng miễn phí.
Nếu muốn tạo nhiều ảnh hơn, người dùng cần trả 10 USD/tháng để có 200 lần tạo ảnh, hoặc 30 USD/tháng để sử dụng không giới hạn.
Sau khi tham gia Midjourney trong Discord, chọn các kênh chat bắt đầu bằng chữ "newbie" rồi nhập cú pháp "/Imagine [mô tả]" vào khung nhắn tin để yêu cầu ứng dụng tạo ảnh.
Người dùng cần kéo chuột để tìm tin nhắn bị trôi nếu có nhiều người sử dụng cùng lúc, hoặc nhấn nút Inbox ở góc trên bên phải Discord để theo dõi kết quả trả về từ Midjourney.
Nếu nhập từ khóa đơn giản, Midjourney thường trả về kết quả giống ảnh minh họa trong văn bản. Tuy nhiên khi thêm từ khóa về màu sắc, địa điểm, phong cách và hoạt động, hình ảnh được công cụ tạo ra sẽ độc đáo hơn.
Sở hữu sức mạnh quá mạnh mẽ nên không khó hiểu khi Midjourney nhiều lần gây sốt trên thế giới khi tạo ra những hình ảnh giả (deepfake) cho mục đích chính trị.
Hai nạn nhân tiêu biểu cho việc sử dụng sai mục đích của công cụ AI này có thể kể đến như cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hay Giáo hoàng Francis.
Ngoài ra, theo Vice, người dùng Jason Allen đã được trao giải nhất ở hạng mục nghệ thuật số hôm 29/8 tại triển lãm bang Colorado (Mỹ) bằng một bức tranh do Midjourney.
Cụ thể, Allen mang đến triển lãm bức tranh có tên Théâtre D'opéra Spatial mô tả một buổi biểu diễn opera tráng lệ trong không gian. Tác phẩm được khen ngợi bởi kỹ thuật hoàn thiện điêu luyện ở trình độ rất cao.
Phần mềm tạo ảnh của Bing ChatMicrosoft đang là cái tên tiên phong trong việc tích hợp AI vào các nền tảng của hãng. Ngoài ChatGPT đã được tích hợp vào công cụ tìm kiếm Bing, Microsoft còn phát triển một số trình tạo ảnh bằng AI như Bing Image Creator, Microsoft Designer và chế độ Creative Mode của Bing Chat.
Cả 3 công cụ này đều miễn phí và không giới hạn tính năng, miễn là người dùng có tài khoản Microsoft. Để được trải nghiệm, người dùng phải được duyệt trong danh sách chờ của Bing Chat và Image Creator.
Người dùng chỉ cần nhập theo cú pháp "Vẽ cho tôi một..." kèm mô tả và chờ một lúc để Bing tạo ra ảnh có độ phân giải 1.024 x 1.024 pixel.
Theo PCWorld đánh giá, do được đào tạo dựa trên mô hình Dall-E 2 của OpenAI, Creative Mode là cái tên nổi bật nhất và "chỉ kém một chút so với Midjourney.
Điểm mạnh nhất của Creative Mode, mà không phải tất cả trình tạo ảnh bằng AI khác đều làm được là khả năng bổ sung thêm chi tiết thông qua mỗi lần vẽ.
Nhờ khả năng này, người dùng chỉ cần yêu cầu phần mềm “vẽ một giỏ trái cây”. Sau đó, trong lời nhắc tiếp theo, người dùng tiếp tục ra lệnh Creative Mode điều chỉnh một số chi tiết của cảnh là sẽ được bức tranh hoàn thiện.
Playground AINếu như Midjourney được đánh là số một về tính hoàn thiện, các phần mềm tạo ảnh của Bing Chat dẫn đầu về sự đơn giản khi sử dụng thì Playground AI có lẽ là cách rẻ và đơn giản, nhưng vẫn tương đối toàn diện cho người dùng mới muốn trải nghiệm Generative AI (AI tạo sinh).
Chỉ cần một tài khoản Google, người dùng đã có thể đăng ký Playground và nhận 1.000 hình ảnh miễn phí mỗi ngày. Tuy nhiên, kể từ sau hình ảnh thứ 50, độ phân giải và kích thước ảnh sẽ bị giảm xuống.
Giao diện người dùng của Playground AI được thiết kế rất tốt, với phần thông tin và kiểu ảnh nằm ở thanh bên trái. Kích thước, trọng lượng và các điều chỉnh khác sẽ được xếp ở bên tay phải.
Hạn chế duy nhất của Playground AI là chỉ cho phép người dùng miễn phí Stable Diffusion 1.5 và 2.1. Trong khi đó, người dùng cần trả thêm 10 USD mỗi tháng nếu muốn sử dụng phiên bản tích hợp Dall-E 2.
Adobe FireflyAdobe là một cái tên rất quen thuộc trong cộng đồng thiết kế đồ họa. Do đó, khi hãng công bố công cụ AI Adobe Firefly, người dùng đang đặt kỳ vọng ông lớn này sẽ tạo nên chuẩn mực mới của ngành.
Do hiện chỉ mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, Firefly được xây dựng dựa trên kho dữ liệu hình ảnh không bị gắn bản quyền, được cấp phép công khai hoặc hình ảnh mà chính nó sở hữu.
Bên cạnh đó, công cụ AI của Adobe cũng không cho phép người dùng tự do sáng tạo như một số mô hình khác. Bù lại, Adobe Firefly có thiết kế giao diện bóng bẩy và chuyên nghiệp.
Khi nhập mô tả, phần mềm sẽ tạo ra 4 hình ảnh và người dùng có thể tinh chỉnh loại nội dung (ảnh, đồ họa, nghệ thuật) đến phong cách, màu sắc, tông màu và ánh sáng. Điều chỉnh định dạng hình ảnh cũng thay đổi hình ảnh.
Hiện Adobe đang cho người dùng thử nghiệm công khai hoàn toàn công khai và không giới hạn về số ảnh cũng như nội dung tạo ra.
Các chuyên gia công nghệ kỳ vọng Firefly sẽ sớm xuất hiện trong các phần mềm tạo ảnh nổi tiếng của Adobe như Photoshop hay Lightroom.
Theo Zingnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()