Mùa đông lạnh ở Nam bán cầu và ảnh hưởng từ hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến lỗ hổng tầng ozone mở rộng tới kích thước lớn thứ 13 trong lịch sử tính từ năm 1979. Sự suy giảm tầng ozone trong video của NASA được theo dõi bởi 3 vệ tinh do NASA đồng vận hành cùng với Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA): Aura, Suomi-NPP và NOAA-20.
NASA công bố video ghi lại sự phát triển của lỗ hổng tầng ozone ở phía trên Nam Cực vào ngày 29/10. Theo dự kiến, lỗ hổng năm nay sẽ khép lại sớm nhất vào cuối tháng 11.
Ozone là hợp chất chứa oxy tự nhiên, tập trung ở tầng cao của khí quyển Trái Đất. Ozone tự nhiên ở tầng bình lưu hình thành khi bức xạ cực tím từ Mặt Trời tương tác với phân tử oxy trong khí quyển. Kết quả là ozone phản ứng giống kem chống nắng, bảo vệ bề mặt Trái Đất trước bức xạ cực tím.
Tuy nhiên, chlorine và bromine sinh ra từ hoạt động của con người làm xói mòn tầng ozone khi Mặt Trời nhô lên ở Nam Cực sau mùa đông dài. Bức xạ từ Mặt Trời thúc đẩy xói mòn ở khu vực đó. Nghị định thư Montreal năm 1987 hạn chế những chất gây suy giảm tầng ozone ở gần 50 quốc gia tham dự, nhưng một số nước chưa tuân thủ đúng nghị định.
"Đây là một lổ hổng tầng ozone lớn bởi nhiệt độ lạnh hơn do với điều kiện trung bình năm 2021. Nếu không có Nghị định thư Montreal, lỗ hổng sẽ lớn hơn nhiều", Paul Newman, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học Trái Đất ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA.
Lỗ hổng năm nay có kích thước lớn tương đương Bắc Mỹ (24,8 triệu km2). Sự suy giảm hàng năm của tầng ozone bắt đầu vào giữa tháng 10. Nếu Nghị định thư Montreal không được thi hành, lỗ hổng có thể mở rộng tới 4 triệu km.
Khi các nước ký kết nghị định thi, giới nghiên cứu cho rằng tầng ozone sẽ phục hồi năm 2060. Nhưng quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn dự đoán, theo Vincent-Henri Peuch, giám đốc Dịch vụ theo dõi khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu (EU).
Ý kiến ()