Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 19:33 (GMT +7)
Lạm dụng bia rượu vào bữa tối, điều gì xảy ra với cơ thể sau thời gian dài?
Thứ 7, 03/09/2022 | 22:36:23 [GMT +7] A A
Nếu bạn liên tục uống rượu bia tiệc tùng mỗi ngày, sức khỏe liệu có bị ảnh hưởng không?
Vào mùa hè nóng nực, nhiều người thích tụ tập bạn bè để uống bia, vừa giải trí vừa giao lưu công việc. Cũng có một số người uống một chai bia trong bữa ăn để tăng cảm giác sảng khoái.
Bia là một trong những thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Nó có độ cồn thấp nên phù hợp với hầu hết mọi người, song nếu liên tục uống một chai bia mỗi ngày, sức khỏe liệu có bị ảnh hưởng không?
Điều gì sẽ xảy ra khi uống một chai bia mỗi tối trong thời gian dài?
1. Tăng nguy cơ gây ung thư
Liên tục uống rượu bia, dù chỉ một cốc/chai bia mỗi ngày, có thể gây ra nhiều áp lực và gánh nặng cho cơ thể.
Nếu uống bia lâu dài, chất ether và ethanol trong nó sẽ làm giảm sức đề kháng và khả năng phản ứng của cơ thể. Các chuyên gia về ung thư của Mỹ đã phát hiện ra rằng, người uống bia trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tụy... cao hơn từ 30% đến 60% so với những người không uống bia.
Dù chỉ uống một chai bia mỗi ngày cũng có hại cho sức khỏe, vậy nên vì sự an toàn của bản thân, chúng ta hãy bỏ thói quen nhậu nhẹt và lạm dụng rượu bia trong thời gian dài. Bạn nên nhớ, uống bia để vui vẻ thì không cần phải uống quá nhiều.
2. Nguy cơ gây bệnh gout (gút)
Bia là loại thức uống có hàm lượng purin cao, uống nhiều bia trong thời gian dài sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể, tăng áp lực và gánh nặng cho thận, khiến thận không chuyển hóa được các chất purin, axit uric tích tụ nhiều gây tăng acid uric máu.
Chất purin bên ngoài liên tục đi vào cơ thể, axit uric không thể đào thải ra ngoài, theo thời gian gây ra bệnh gout. Căn bệnh này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày, làm tăng căng thẳng về thể chất và tinh thần cho người bệnh.
3. Nguy cơ gây ra bệnh gan
Gan là cơ quan chuyển hóa và giải độc chính trong cơ thể con người. Mỗi lần uống bia, hơn 90% lượng cồn mà cơ thể tiêu thụ sẽ chuyển vào gan, đa phần những người tửu lượng kém thường có chức năng gan kém.
Khi liên tục uống một chai bia mỗi ngày, chất ether và ethanol trong bia vào gan sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và giải độc của gan, làm tăng áp lực và gánh nặng cho gan, khiến sức khỏe của gan bị ảnh hưởng và có thể gây ra các bệnh như viêm gan do rượu bia, viêm gan mãn tính, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
4. Làm hỏng hệ thống thần kinh trung ương
Một chai bia mỗi ngày tưởng chừng chỉ là lượng nhỏ nhưng thực chất lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt nó sẽ gây áp lực và gánh nặng cho não bộ, hệ thần kinh, hệ tim mạch.
Khi lượng cồn trong bia đi vào não sẽ kích thích mạch máu não, gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy lên não, làm tăng áp lực cho não, gây suy giảm các dây thần kinh sọ não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Làm thế nào để uống bia đúng cách?
1. Nhiệt độ bia bao nhiêu là tốt nhất?
Nhiệt độ bia tốt nhất nên là khoảng 12℃. Thứ nhất, dưới nhiệt độ này, các hương vị của bia sẽ được phát huy hiệu quả. Thứ hai, ở 12℃, khí CO2 trong bia sẽ tác dụng chậm hơn. Khi bia nổi bọt, hương vị của bia theo đó ra ngoài, nhiệt độ quá cao sẽ khiến khí CO2 bay đi nhanh chóng, làm bia giảm đi hương vị. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến các hương vị trong bia không thể phát huy hết.
Theo thí nghiệm, khi để bia đông lạnh dưới 3℃, hương vị của bia sẽ thay đổi và bia khó nổi bọt. Khi bia bị đông lại, thể tích nước đá tăng lên, bia dễ bị chảy ra hoặc nứt vỡ. Do đó, không nên làm lạnh bia trong ngăn đá của tủ lạnh để tránh tình trạng này.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở mọi người không nên cho đá viên vào bia, vì bản thân bia vốn đã rất nhạt, bỏ đá lạnh vào sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị.
2. Uống bao nhiêu bia là tốt cho sức khỏe?
Lương bia uống vào mỗi lần không nên vượt quá 300ml. Sau khi uống hết một chai bia, dạ dày gần như đã đầy, nếu tiếp tục uống, khi nôn mửa sẽ gây căng hoặc rách dạ dày, trường hợp nặng có thể gây xuất huyết nhiều dạ dày, thậm chí dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, với số lần đi tiểu tăng lên, người nghiện bia rượu dễ bị liệt chu kỳ hạ kali máu (biểu hiện là suy nhược toàn thân) và rối loạn nhịp tim, vì vậy tốt nhất nên kiểm soát lượng bia trong khoảng 300ml mỗi lần uống.
Những người tuyệt đối không được uống bia rượu
1. Bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim: Bia rượu gây kích thích tinh thần, làm giãn mạch, dễ gây tử vong do vỡ mạch.
2. Bệnh nhân viêm gan: Gây ức chế chức năng gan, khiến gan bị nhiễm độc.
3. Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Làm tình trạng bệnh nặng thêm.
4. Bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu: Có thể thúc đẩy sỏi đường tiết niệu khiến bệnh nặng hơn.
5. Bệnh nhân cận thị và tăng nhãn áp: Có thể gây mù lòa.
6. Trẻ em và phụ nữ có thai.
Những lưu ý này sẽ giúp bạn uống bia đúng cách, không gây rủi ro lớn cho sức khỏe.
Theo VTC
Liên kết website
Ý kiến ()