Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 17:35 (GMT +7)
Ký ức Ngày hội non sông
Thứ 5, 20/05/2021 | 16:25:19 [GMT +7] A A
Từ năm 1946 đến nay, nước ta có 14 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và nhiều cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra ngày 6 tháng 1 năm 1946. Khi đó, chúng tôi còn nhỏ đang đi học nhưng có nhiều cử tri là nông dân chưa đọc thông, viết thạo nên ban đầu cử phân công học sinh viết giúp cử tri. Đây là cuộc bầu cử có nhiều dấu ấn sâu nặng trong mỗi chúng tôi. Những người được chúng tôi viết giúp tuy chưa biết chữ nhưng danh sách người ứng cử bà con nhớ rất kỹ và rất chính xác. Họ đọc tên cho chúng tôi ghi theo tín nhiệm đối với từng người, không sắp xếp theo vần như quy định.
Từ đó đến nay đã có 13 kỳ bầu cử Quốc hội và nhiều cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp. Theo Hiến pháp năm 1946, cử tri bầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã; cấp huyện có Ủy ban Hành chính kháng chiến, không có Hội đồng nhân dân, từ năm 1959 sửa đổi Hiến pháp 1946 mới hình thành Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Theo báo Vùng Mỏ, báo Hải Ninh năm 1962, các địa phương tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn ba lần khác nhau do pháp luật quy định. Sách "Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh ", NXB Chính trị Quốc gia trang 83 cho biết, ngày 27/4/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, xã.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa II (ngày 8/5/1960), chúng tôi được tham gia bầu cử ở phố Dốc Học. Ở đây tập trung nhiều người từng là nhân viên của SFCT, nhà buôn, người Hoa nhưng khai mạc bầu cử, cuộc bầu cử người người đều nắm trong tay cờ đỏ sao vàng. Không ai bảo ai, đến giờ khai mạc cử tri có mặt đông đủ, trang nghiêm, tin tưởng bỏ phiếu, đến 15h ngày 8/5/1960 đã có 100% cử tri đi bỏ phiếu. Hệ thống loa truyền thanh của thị xã Hòn Gai cứ sau 1 giờ lại có thông báo của ban bầu cử thông báo kết quả ở từng hòm phiếu, theo đó nhiều hòm phiếu đã có 100% cử tri đến bỏ phiếu.
Ở Bình Liêu, không khí ngày bầu cử cũng rộn ràng, nhà nhà, người người không kể là người dân tộc Dao, Tày, Kinh, Sán Dìu hay Sán Chỉ, người có đạo cũng như không có đạo, người theo công giáo hay phật giáo đều thể hiện truyền thống của con cháu Lạc Hồng đoàn kết kề vai sát cánh để vươn tới đích xây dựng nhà nước để bảo vệ hạnh phúc cho mỗi người.
Bầu cử Quốc hội khóa III ngày 26/4/1964, Mặt trận Tổ quốc tỉnh hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử và tự ứng cử, gồm 13 người, trong đó lựa chọn để bầu 11 đại biểu Quốc hội. Do tính chất đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khóa V và cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI (ngày 25/4/1976) cách nhau gần 365 ngày. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI diễn ra sau đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sau 30 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất lập nên những kỳ tích trong lịch sử chiến tranh của thế giới.
Phát huy truyền thống của ngày bầu cử Quốc hội lần đầu tiên năm 1946, trong các kỳ bầu cử tiếp theo, cử tri toàn tỉnh đã nô nức đến hòm phiếu làm nghĩa vụ công dân chiếm từ 96%. Riêng cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI, số cử tri đi bầu ước đạt 99,38%.
Trong các thành công của bầu cử, tôi thấy quý nhất là dù muôn vàn khó khăn nhưng cử tri vẫn tin tưởng vào lời của Bác là xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, vẫn tin tưởng người thay mặt mình để quyết định đường lối đối nội, đối ngoại hợp ý Đảng lòng dân.
Sau các cuộc bầu cử, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổng kết tặng cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu, tặng bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, biểu dương các đơn vị có cố gắng. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội, thành công của bầu cử thể hiện công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện giàu trí tuệ, khơi dậy, phát huy lòng tự hào, ý chí đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc ở Quảng Ninh, góp phần vào thắng lợi chung của đất nước.
Cảnh Loan
Liên kết website
Ý kiến ()