Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 20:08 (GMT +7)
Kỳ thú sông băng trắng, đen ở Pakistan
Thứ 2, 09/10/2023 | 08:28:17 [GMT +7] A A
Trong số hơn 7.000 sông băng ở Pakistan, sông băng Hopper và Passu ở phía Bắc là hai địa danh du lịch đáng khám phá, đồng thời dễ tiếp cận hơn cả.
Pakistan là đất nước có hơn 7.000 sông băng, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất (ngoại trừ các cực). Nhiệt độ toàn cầu tăng cao liên quan đến biến đổi khí hậu đang khiến các sông băng tan chảy nhanh chóng tạo ra hàng nghìn hồ băng.
Có hai dòng sông băng ở Pakistan đáng để trải nghiệm gồm sông băng Hopper (đen, ở thung lũng Hopper) và sông băng Passu (trắng). Sông băng Hoper nằm ở thung lũng Nagar, phía Bắc đất nước này. Thung lũng Hopper là một phần danh lam thắng cảnh của thung lũng Nagar ở miền Bắc Pakistan, cách Nagar Khas (thành phố chính của Nagar) khoảng 10km.
Các dòng sông bắt nguồn từ phía Đông dãy Himalaya chủ yếu lấy nước từ các cơn mưa mùa hạ. Dòng chảy của chúng hoàn toàn có thể dồi dào thêm khi khí hậu nóng dần lên làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển. Nhưng phần lớn nước của dòng sông Ấn chảy về phía Tây từ Đỉnh Kangrinboqe, lại đến từ tuyết và băng hà trên rặng Himalaya, rặng Karakoram và rặng Hindu Kush.
Thung lũng Hopper đẹp như tranh vẽ bởi những dòng nước chảy xiết và sông băng kỳ thú. Ở hạ nguồn, trong các bình nguyên của Pakistan và miền Bắc Ấn Độ, hệ thống canh tác thủy lợi rộng lớn nhất thế giới phụ thuộc vào dòng sông Ấn. Những dòng nước từ băng hà chảy vào con sông này là nguồn sống của khoảng 270 triệu người.
Ngoài sông băng đen, Pakistan còn có dòng sông băng màu trắng độc đáo mang tên Passu. Càng lên cao, mây mù càng bao phủ tạo nên khung cảnh mờ ảo, tiết trời rất lạnh.
Sông băng Passu liên kết với sông băng Batura và nhiều sông băng khác để nối liền thành một dải dài 56km.
Theo các nghiên cứu khoa học, hầu hết dòng băng hà đều đang thu nhỏ dần. Ban đầu, nó sẽ làm tăng lưu lượng nước chảy vào sông Ấn. Nhưng nếu nhiệt độ tiếp tục tăng như dự báo, các dòng băng hà tiếp tục tan rã, thì sông Ấn sẽ đạt “đỉnh nước” vào năm 2050. Sau đó, lưu lượng dòng chảy sẽ giảm bớt.
Hồi tháng 5/2022, xuất hiện hiện tượng nước tan chảy đột ngột từ sông băng Passu làm hư hỏng một phần móng cây cầu trên đường cao tốc Karakoram nổi tiếng của quốc gia này. Trong lịch sử, Pakistan còn phải hứng chịu một trận lũ lụt khi đợt nắng nóng hoành hành ở Nam Á đã cuốn trôi và làm thiệt hại hơn chục ngôi nhà trong một ngôi làng gần đó.
Theo vietnamnet.vn
Liên kết website
Ý kiến ()