Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 09:12 (GMT +7)
Kỳ họp thứ 14: HĐND tỉnh nghe báo cáo, tờ trình
Thứ 2, 10/07/2023 | 08:30:00 [GMT +7] A A
Sau phiên khai mạc Kỳ họp thứ 14, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV nghe các báo cáo, tờ trình, dự thảo các Nghị quyết. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì.
Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh: “GRDP 6 tháng đầu năm tăng 9,46%, đứng thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 cả nước”.
Trong báo cáo, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2023, các cấp, các ngành, địa phương bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tiễn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chung sức, đồng lòng, kiên trì nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách; giữ vững sự ổn định, đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong hệ thống chính trị toàn tỉnh; giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh, niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhà đầu tư và doanh nghiệp; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển; đạt được những kết quả tích cực, nổi bật, toàn diện trên các lĩnh vực.
Tỉnh đã giữ vững sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, giữ vững ý chí và hành động, tinh thần dám nghĩ, dám làm, kỷ luật, kỷ cương, nhất là sự gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội, nhịp độ phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 9,46%, cao hơn 0,24 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ, cao hơn 0,66 điểm % so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng, đứng thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 28.836 tỷ đồng, bằng 54% dự toán Trung ương giao, bằng 53% dự toán tỉnh giao, bằng 110% kịch bản, bằng 104% cùng kỳ. Trong đó thu XNK đạt 7.822 tỷ đồng, bằng 68% dự án Trung ương giao, bằng 55% dự toán tỉnh giao, bằng 142% kịch bản, bằng 106% cùng kỳ; thu nội địa đạt 21.013 tỷ đồng, bằng 50% dự toán tỉnh giao bằng 104% so cùng kỳ. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được tập trung triển khai, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; thu hút đầu tư vốn trong nước ước đạt 44.017 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI ước đạt 832,17 triệu USD, đạt 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy. Công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy tăng cường. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời đã hoàn thành Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 và quy hoạch chung một số địa phương cấp huyện, là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và thu hút đầu tư dự án, công trình trọng điểm, động lực. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, lao động, việc làm, văn hóa, xã hội, thể thao, tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm; hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí của Trung ương. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả; vị thế và uy tín của Quảng Ninh được nâng cao.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2023, đồng chí Quyền Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh 9 nhiệm vụ: Giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP hai con số đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, quản trị rủi ro, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và quản lý chặt chẽ đầu tư công. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là về quy hoạch, đất đai, xây dựng, đô thị, tài nguyên môi trường, khoáng sản. Đẩy mạnh công tác thanh tra, tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hành tiết kiệm; giải quyết ý kiến cử tri, khiếu nại, tố cáo. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, phục vụ, kiến tạo phát triển, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và cả năm 2023.
Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: “Tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính quyền và giải quyết kiến nghị cử tri”.
Trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban MTTQ các cấp đã ban hành 8.963 văn bản các loại để triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2023; xây dựng 6 chuyên đề phóng sự “Đại đoàn kết” phát sóng trên truyền hình Quảng Ninh; tổ chức 15 hội nghị tại các địa phương để tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cùng với đó, Ủy ban MTTQ các cấp đã chủ động cùng với các tổ chức thành viên trong việc phối hợp với chính quyền các cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH, giữ vững QP-AN.
Thực hiện tốt vai trò của MTTQ trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua việc tổ chức cho nhân dân tham gia ý kiến vào xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đã tổ chức 2.561 hội nghị với tổng số 130.225 lượt người tham dự để lấy ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; tham gia ý kiến phản biện vào 45 văn bản dự thảo quy phạm pháp luật do UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh xin ý kiến. Ủy ban MTTQ các cấp đã tiếp nhận 130 đơn thư của công dân, đã chuyển 49 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét giải quyết.
Thông qua các hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổng hợp các kiến nghị gửi đến kỳ họp, trong đó cử tri và nhân dân đề nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu có các chính sách, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh phục hồi sản xuất, thúc đẩy phát triển; đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra tình trạng cắt điện không báo trước, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng; việc cắt bỏ phao xốp tại một số địa phương còn để phao xốp phát tán, trôi nổi trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm môi trường; tình trạng đuối nước của trẻ em; lộ lọt thông tin của khách hàng tại các ngân hàng...
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày tóm tắt 6 tờ trình
* Tờ trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 4 dự án
Bao gồm: Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1); Đường ven biển liên kết Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ Cầu Voi, xã Vạn Ninh đến tỉnh lộ 335 (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Lão khoa tỉnh Quảng Ninh; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh.
*Tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án:
Bao gồm: Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342, đoạn thuộc địa phận TP Hạ Long; Dự án Tuyến đường nối từ QL279 (xã Tân Dân, TP Hạ Long) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang); Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 345; Dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh 327, đoạn từ nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TX Đông Triều.
*Tờ trình về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh như sau:
Điều chỉnh giảm nguồn vốn trên 1.463, 287 tỷ đồng để xử lý theo quy định. Điều chỉnh tăng nguồn vốn 245 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam cho dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi tỉnh Quảng Ninh. Tổng nguồn vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh sau điều chỉnh bổ sung là trên 93.660,376 tỷ đồng.
*Tờ trình về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024
Căn cứ các Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về dự toán ngân sách, kế hoạch tài chính - ngân sách, kế hoạch vốn đầu tư công và các giả định cho giai đoạn 2023-2025.
Dự kiến nguồn vốn dành cho chi đầu tư công năm 2024 là 18.740,445 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Trung ương 850 tỷ đồng; ngân sách cấp tỉnh 12.697,460 tỷ đồng. Trong đó tiền sử dụng đất là 4,32 tỷ đồng, ngân sách huyện là 5.192,984 tỷ đồng.
Dự kiến phương án phân bổ đối với nguồn vốn ngân sách trung ương: Dự kiến phân bổ cho dự án Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều (giai đoạn 1) là 850 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh: Hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối theo tiêu chí chấm điểm 1.000 tỷ đồng; chương trình mục tiêu quốc gia 1.000 tỷ đồng; vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch 20 tỷ đồng; vốn thanh toán cho các dự án hoàn thành 1.721,534 tỷ đồng; các dự án chuyển tiếp sang năm 2024 6.233,369 tỷ đồng; các dự án khởi công mới 2.722,557 tỷ đồng.
Ngân sách huyện, UBND cấp huyện sẽ trình HĐND cùng cấp phân khai chi tiết theo quy định.
*Tờ trình về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 303/2020/NQ-HDND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư, phát triển, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Ninh.
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 3 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 từ “Vốn đầu tư công ngân sách tỉnh chỉ xem xét hỗ trợ cho các huyện chưa tự cân đối ngân sách” thành “Căn cứ tình hình thực tiễn, nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách, HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ vốn hỗ trợ các chương trình, dự án theo chủ trương của tỉnh, trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực nâng cấp đô thị, hạ tầng giao thông nông thôn, nước sạch miền núi và các địa phương chưa tự cân đổi ngân sách hoặc cân đối yếu để góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh”.
Đề nghị sửa đổi tiết 3, điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 303/2020/NQ - HĐND từ “Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng năm để xem xét, phân bổ tối đa không quá 25% tổng vốn chi xây dựng cơ bản (vốn tập trung trong nước) trung ương giao đầu năm để hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách” thành tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng năm để xem xét, phân bổ tối đa không quá 25% tổng vốn chi xây dựng cơ bản (vốn tập trung trong nước) trung ương giao đầu năm để hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách theo tiêu chí chấm điểm”.
Tờ trình cũng đề nghị sửa đổi quy định nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu (vốn chấm điểm) thành: Phân bổ vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; vốn đối ứng; các dự án chuyển tiếp (trong đó ưu tiên các dự án đã bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các địa phương theo tiêu chí chấm điểm từ giai đoạn trước chuyển sang). Các dự án thuộc chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025. Các dự án khởi công mới chỉ được xem xét sau khi đã thực hiện các nội dung ưu tiên trên và đủ điều kiện cân đối kế hoạch vốn.
Đề nghị bỏ nhiệm vụ chi “Đầu tư các công trình, dự án đảm bảo hoạt động của công an xã” của cấp tỉnh và cấp huyện.
Đề nghị bổ sung phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh nội dung: Ngân sách cấp tỉnh bảo đảm cho nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do tỉnh thực hiện.
Đề nghị bổ sung điều khoản chuyển tiếp: Các dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quyết định đã được phê duyệt.
Đồng chí Trần Văn Lâm, Giám đốc Sở Tài chính, trình bày tờ trình về việc bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán chi, kế hoạch đầu tư công ngân sách cấp tỉnh năm 2023 và một số nội dung về lĩnh vực tài chính ngân sách.
Nội dung tờ trình bao gồm: (1) Bổ sung danh mục ghi thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ghi chi tiền bồi thường, GPMB nhà đầu tư tự nguyện ứng trước với 2 dự án đã hoàn thiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ với số tiền 168.090 triệu đồng.
(2) Điều chỉnh tăng, giảm cơ cấu chi ngân sách cấp tỉnh giao đầu năm (giảm kế hoạch đầu tư công nguồn vốn hỗ trợ sản xuất Chương trình xây dựng NTM để bổ sung chi thường xuyên; giảm kế hoạch đầu tư công của 12 dự án để bổ sung vốn cho 18 dự án; giảm chi thường xuyên để bổ sung kế hoạch đầu tư công và bổ sung dự toán hỗ trợ hoạt động tín dụng nhà nước) và bổ sung kế hoạch đầu tư công 245.000 triệu đồng từ nguồn tài trợ của TKV cho dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh.
(3) Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh 249.227 triệu đồng.
(4) Dự toán tổng chi ngân sách địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện sau điều chỉnh đều không đổi.
(5) Tình hình sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên 6 tháng đầu năm là 2.846.000 triệu đồng. Kinh phí đã phân bổ tại Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 là 755.500 triệu đồng. Kinh phí dự kiến điều chỉnh, phân bổ là 1.101.492 triệu đồng. Kinh phí còn lại sau phân bổ là 989.008 triệu đồng, trong đó lĩnh vực GD-ĐT là 540.500 triệu đồng, lĩnh vực y tế là 237.843 triệu đồng, lĩnh vực kinh tế là 210.665 triệu đồng.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2023, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nội dung báo cáo điều chỉnh bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn điều chỉnh là điều hòa, ưu tiên cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp; vốn GPMB; các dự án quan trọng, trọng điểm thuộc các ngành, lĩnh vực và hỗ trợ các địa phương có tác động lớn tới phát triển KT-XH để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Đồng chí Trần Như Long, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trình bày Tờ trình thông qua danh mục các công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để thực hiện các dự án, công trình năm 2023.
Trình bày tờ trình, đồng chí Trần Như Long nêu rõ: Ngày 20/6/2023, UBND tỉnh có các Tờ trình số 1561/TTr-UBND, Tờ trình số 1547/TTr-UBND báo cáo và đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đợt 2 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 23/6/2023, UBND tỉnh có Tờ trình số 1618/TTr-UBND báo cáo và đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua danh mục các dự án thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2023; thông qua điều chỉnh địa điểm, quy mô, diện tích loại đất thu hồi của một số công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án thu hồi đất.
Ngày 29/6/2023, UBND tỉnh có Tờ trình số 1683/TTr-UBND, ngày 5/7/2023, Tờ trình số 1738/TTr-UBND báo cáo bổ sung nội dung và đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, thông qua danh mục dự án thu hồi đất.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua danh mục 36 công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 với tổng diện tích đất thu hồi là 170,49 ha. Thông qua điều chỉnh địa điểm, quy mô, diện tích thu hồi đất của 11 công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại các Nghị quyết đã ban hành từ các kỳ họp trước. Thông qua danh mục 14 dự án, công trình có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng 3,204 ha đất trồng lúa và danh mục 02 dự án, công trình với diện tích 13,7 ha đất rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 58, Luật Đất đai năm 2013. Thông qua điều chỉnh diện tích chuyển mục đích đất trồng lúa của 02 công trình, dự án đã được HĐND thông qua tại các Nghị quyết đã ban hành từ các kỳ họp trước. Thông qua quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 09 dự án, công trình với tổng diện tích rừng đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là 67,86 ha.
Đồng chí Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh trình bày tờ trình về quy định chính sách thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 7/12/2028, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 144/2018/NQ-HĐND quy định chính sách thực hiện cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh với nhiều chính sách đặc thù, mở rộng đối tượng, nâng mức hỗ trợ cao hơn so với quy định chung của Trung ương. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã đem lại hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện ma túy nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, kiềm chế, làm giảm tội phạm, tệ nạn ma túy. Tuy nhiên sau thời gian triển khai thực hiện, số lượng người nghiện, người sử dụng ma túy trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều.
Xuất phát từ cơ sở pháp lý, thực tiễn nêu trên cho thấy, việc xây dựng, ban hành nghị quyết quy định chính sách thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết 114/NQ-HĐND) cho phù hợp với quy định hiện hành của Trung ương và thực tiễn tại địa phương là cần thiết.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Người cai nghiện bắt buộc; người cai nghiện tự nguyên tại gia đình, cộng đồng và cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; người bị quản lý sau cai nghiện; cán bộ, chiến sĩ, công chức, người lao động thuộc cơ quan chuyên trách trực tiếp phòng, chống tội phạm ma túy thuộc lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh; cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và những người có liên quan đến công tác phòng ngừa, quản lý, cai nghiện ma túy, tư vấn, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện, người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy thuộc ngành Công an và ngành LĐ, TB&XH.
Các nhóm đối tượng thụ hưởng này được chi tiền ăn hàng tháng, ngày lễ, Tết; tiền đồ dùng sinh hoạt cá nhân; tiền điện, nước sinh hoạt; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo từng mức quy định.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao trình bày tờ trình về việc đặt tên đường, tên phố trên địa bàn TX Đông Triều, TX Quảng Yên và TP Cẩm Phả.
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ 14 thông qua Nghị quyết đặt tên cho 19 tuyến đường, 84 tuyến phố; điều chỉnh nối dài 1 tuyến đường, 1 tuyến phố trên địa bàn 3 địa phương: TX Đông Triều, TX Quảng Yên và TP Cẩm Phả (trong đó: TX Đông Triều đặt tên 2 tuyến đường; TX Quảng Yên đặt tên 3 tuyến đường, 2 tuyến phố; TP Cẩm Phả đặt tên 14 tuyến đường, 82 tuyến phố; nối dài 1 tuyến đường, 1 tuyến phố).
Theo đó, việc đặt tên đường, phố nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính trên địa bàn các thị xã, thành phố: Đông Triều, Quảng Yên và Cẩm Phả; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Đồng chí Lê Thành Cung, Giám đốc Sở Tư pháp trình bày 2 tờ trình.
Trình bày Tờ trình về quy định định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh Quảng Ninh, Giám đốc Sở Tư pháp nêu rõ:
Căn cứ Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác xây dựng văn bản QPPL, ngày 13/12/2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND về việc quy định định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh. Trong giai đoạn 2020-2022, toàn tỉnh đã ban hành 546 văn bản và ngân sách đã chi gần 4.500 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL. Việc bố trí ngân sách theo Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND đã cơ bản đáp ứng kinh phí cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Tuy nhiên, tháng 7/2022, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 42/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC, do đó quy định về định mức phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản QPPL tại Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND không còn phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Vì vậy, việc UBND trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh Quảng Ninh để thay thế Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND là cần thiết và đảm bảo đúng thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Nội dung cơ bản của Nghị quyết như sau:
Đối tượng áp dụng là: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đến công tác lập dự toán, bố trí kinh phí, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Quy định định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
(1) Đối với văn bản QPPL của HĐND được ban hành mới hoặc thay thế: Cấp tỉnh: 30 triệu đồng/ dự thảo; Cấp huyện: 15 triệu đồng/dự thảo; Cấp xã: 10 triệu đồng/dự thảo.
(2) Đối với văn bản QPPL của UBND được ban hành mới hoặc thay thế: Cấp tỉnh: 20 triệu đồng/dự thảo; Cấp huyện: 10 triệu đồng/dự thảo; Cấp xã: 8 triệu đồng/dự thảo.
(3) Đối với văn bản QPPL của HĐND sửa đổi, bổ sung một số điều: Cấp tỉnh: 24 triệu đồng/dự thảo; Cấp huyện: 12 triệu đồng/dự thảo; Cấp xã: 8 triệu đồng/dự thảo.
(4) Đối với văn bản QPPL của UBND sửa đổi, bổ sung một số điều: Cấp tỉnh: 16 triệu đồng/dự thảo; Cấp huyện: 8 triệu đồng/dự thảo; Cấp xã: 6 triệu đồng/dự thảo.
Kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật do cấp nào ban hành thì được ngân sách cấp đó đảm bảo. Dự kiến nhu cầu kinh phí bình quân một năm bố trí cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh khoảng 2.306 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bố trí cho công tác xây dựng văn bản QPPL cấp tỉnh là 1.618 tỷ đồng; kinh phí bố trí cho công tác xây dựng văn bản QPPL cấp huyện là 688 tỷ đồng. Đối với kinh phí xây dựng văn bản QPPL cấp xã do Luật ban hành văn bản QPPL hạn chế mức tối đa thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp xã, trong năm 2022, HĐND và UBND cấp xã chỉ ban hành 8 văn bản QPPL, do đó UBND tỉnh không dự kiến kinh phí xây dựng văn bản QPPL của cấp xã.
* Đối với Tờ trình quy định mức chi bảo đảm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh, đồng chí Lê Thành Cung, Giám đốc Sở Tư pháp khẳng định, việc ban hành “Nghị quyết quy định mức chi bảo đảm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết. Việc ban hành Nghị quyết mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của tỉnh, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, góp phần tiếp tục duy trì, giữ vững, cải thiện và nâng cao kết quả các Chỉ số Cải cách hành chính của tỉnh, quy định mức chi công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản phạm pháp luật như sau:
(1) Đối với các khoản chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sơ kết, tổng kết; các khoản chi công tác phí cho những người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng tác viên, thành viên tham gia các đoàn kiểm tra văn bản và đoàn kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản) được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 7/7/2017 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(2) Đối với các khoản chi cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và đội ngũ cộng tác viên được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 138/2018/NQ-HĐND ngày 7/12/2018 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(3) Đối với các khoản chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực, địa phương về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 212/2015/NQ-HĐND ngày 15/7/2015 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi một số nội dung có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(4) Đối với các khoản chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 87/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê thuộc thẩm quyền.
Đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 12 và các kỳ họp trước HĐND tỉnh khóa XIV.
Theo đó, có tổng số 30 kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 12 HĐND khóa XIV. Đến nay, đã có 15/30 nội dung đã giải quyết xong, có kết quả cụ thể, như: Có cơ chế tháo gỡ để nhân dân huyện Cô Tô được xây dựng nhà ở, đầu tư các dịch vụ phát triển kinh tế; chỉ đạo Tổ liên ngành thường xuyên kiểm tra tuyến biển, có phương án bảo vệ môi trường khái thác hải sản; ban hành quyết định ủy quyền UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của người dân; chỉ đạo Sở NN&PTNT triển khai dự án kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh để có chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các hộ dân huyện Cô Tô có phần đất bị chồng lấn trong rừng phòng hộ; nâng cấp trạm phát sóng điện thoại di động thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long, để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân...
Có 12/30 kiến nghị được chỉ đạo làm rõ, giải thích để thông tin tới cử tri, bao gồm: Việc đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến tránh Mạo Khê, TX Đông Triều và đoạn QL 4B đi qua địa phận xã Điền Xá, huyện Tiên Yên; việc hỗ trợ người dân chăm sóc cây sau trồng các loại cây gỗ lớn và chăm sóc bảo vệ rừng, trồng xen canh cây dưới tán; việc đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc, khu khám bệnh cho TTYT TP Uông Bí; việc thu hồi sự án “Khu chăn nuôi trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái” tại xã Dân Chủ, TP Hạ Long, do Công ty CP Đầu tư phát triển Hồng Quảng thực hiện bị chậm tiến độ...
Có 3/30 nội dung kiến nghị chưa có kết quả, đang được chỉ đạo giải quyết, gồm: Việc thanh lý tài sản công và điểm trường giao về địa phương để phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội, dân sinh, thanh lý cho người dân trên địa bàn các xã có nhu cầu mua để ở của cử tri huyện Ba Chẽ; việc đẩy nhanh tiến độ dự án cung cấp nước sạch đảo Quan Lạn của cử tri huyện Vân Đồn; việc rà soát tổng thể hệ thống tưới tiêu, kênh mương để có đầu tư hợp lý, khắc phục những điểm đã xuống cấp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của cử tri huyện Đầm Hà.
Tại Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh đã yêu cầu tiếp tục chỉ đạo giải quyết 19 nội dung, ý kiến của cử tri chưa được giải quyết dứt điểm. Trong đó, có 17 nội dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh giải quyết, 2 nội dung thuộc thẩm quyền của 2 địa phương là TP Cẩm Phả và TP Móng Cái. Qua giám sát cho thấy, đến nay, có 3/17 nội dung thẩm quyền cấp tỉnh đã có kết quả cụ thể (về lĩnh vực đầu tư xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi phao xốp trong NTTS). Có 5/17 nội dung đã được giải thích, thông tin tới cử tri và 9/17 nội dung chưa được giải quyết dứt điểm, tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.
Đánh giá cho thấy, việc giải quyết kiến nghị cử tri đã và đang được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo phân công các sở, ngành, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện. Các yêu cầu về trách nhiệm, tiến độ, hiệu quả giải quyết luôn được rà soát, thông tin kịp thời tới các đại biểu, tổ đại biểu HĐND tỉnh. Đối với những vấn đề chưa được giải quyết, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, hoặc có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình giải quyết, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, phân loại để tháo gỡ theo quy định, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
* Căn cứ Thông báo số 961-TB/TU ngày 7/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trên cơ sở đề xuất của các Ban, các tổ và đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh về dự kiến Chương trình giám sát năm 2024, với các nội dung giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề.
Cụ thể, giám sát thường xuyên bao gồm: Xem xét các báo cáo công tác của Thường trực, các ban HĐND, UBND tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện KSND và Cục THDS tỉnh; báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; dự toán thu, chi ngân sách nhà nước 6 tháng và cả năm 2024 của tỉnh; báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh; báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh. Đồng thời tiến hành chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND tỉnh; Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh và cá nhân liên quan đến vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Giám sát chuyên đề việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh về việc thực hiện theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, Nghị quyết số 594/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về biện pháp tổ chức thực hiện, Thường trực HĐND tỉnh sẽ chỉ đạo, điều hòa hoạt động giám sát của các ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh và tăng cường đôn đốc việc chấp hành các kiến nghị sau giám sát, chất vấn của HĐND, Thường trực và các ban HĐND tỉnh bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Đồng chí Bùi Thị Hương, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách trình bày tóm tắt các báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh.
* Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 và dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách nhấn mạnh: Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm là hết sức quan trọng, là tiền đề thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm. Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cũng như dự báo những khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cuối năm.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Ban cơ bản nhất trí với báo cáo tình hình và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 đã được đề cập trong báo cáo nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số và thu ngân sách nhà nước không thấp hơn chỉ tiêu giao đầu năm; đồng thời đề nghị quan tâm một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy các trụ cột kinh tế đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và quản lý chặt chẽ đầu tư công. Trong đó, đối với thu ngân sách cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách, nắm chắc, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nuôi dưỡng nguồn thu và xử lý triệt để các khoản nợ đọng kéo dài; mở rộng cơ sở thu và khai thác hiệu quả dư địa thu; tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững từ thuế, phí, lệ phí. Đối với chi ngân sách, phải triển khai quyết liệt các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn thường xuyên tại các chỉ thị của Chính phủ, thông báo của Tỉnh ủy, thông báo kết luận của Thường trực HĐND tỉnh tại phiên giải trình về tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân nguồn kinh phí, sự nghiệp cho lĩnh vực y tế, giáo dục và công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến 30/9/2023 giải ngân 80%, đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư giao đầu năm; giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công và chi thường xuyên kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
*Tờ trình về phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công
Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản đồng tình về sự cần thiết đầu tư của 4 dự án, công trình giao thông, về mục tiêu, quy mô, dự kiến kinh tế và khả năng cân đối nguồn lực cho các dự án. Ban cũng đề nghị UBND tỉnh quan tâm, trong bước phê duyệt dự án một số nội dung sau: Sớm chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến dự án đảm bảo sự thống nhất và phù hợp theo quy định. Tính toán phạm vi, quy mô, giải pháp thi công và tổng mức đầu tư trong bước phê duyệt dự án đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; rà soát kỹ diện tích đất, loại đất, diện tích các loại rừng chiếm dụng để phục vụ thi công; hạn chế tối đa tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai. Không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, tham nhũng lãng phí.
Cùng với đó, cần khắc phục tình trạng lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án, lập kế hoạch đấu thầu không có năng lực; lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực; không kịp thời công bố kết quả đấu thầu theo quy định.
*Tờ trình về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công
Theo tờ trình và báo cáo thẩm định của các cơ quan chuyên môn, việc kéo dài thời gian thực hiện đối với 2 dự án giao thông là do khối lượng công tác GPMB lớn, đến nay một số công trình hạ tầng kỹ thuật hiện trạng cần thời gian di dời và hoàn trả do phải hoàn thành nốt một số hạng mục mặt đường tại nút giao đầu tuyến, thanh thải dòng chảy Ka Long. Đối với dự án y tế do có khó khăn trong công tác thẩm định giá đối với các gói thầu mua sắm dẫn đến chưa hoàn thiện các hạng mục thiết bị của dự án... Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để tạo điều kiện hoàn thành các mục còn lại.
Trên cơ sở các văn bản thẩm định của các sở chuyên ngành và của chủ đầu tư, việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư gia hạn thời gian thực hiện đối với 3 dự án nêu trên là cần thiết và đảm bảo được thời gian bố trí vốn thực hiện các dự án theo khoản 2, điều 52 Luật đầu tư công năm 2019. Do vậy, Ban thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đối với 3 dự án nêu trên.
*Tờ trình về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh
Qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất với phương án điều chỉnh, bổ sung và phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh theo Tờ trình của UBND tỉnh. Song đến nay việc phân bổ chi tiết các nguồn vốn trong kế hoạch trung hạn theo đề xuất của UBND tỉnh còn khá chậm, nguồn còn lại chưa phân bổ tại kỳ này vẫn còn khá lớn, trong khi một số dự án trọng điểm theo danh mục tại Nghị quyết 304 của HĐND tỉnh đến nay vẫn chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. Nguyên nhân chậm trễ trong công tác chuẩn bị đầu tư đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công trung hạn và gây ách tắc trong giải ngân các nguồn vốn trong thời gian qua.
Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh làm rõ phương án sử dụng nguồn vốn còn lại chưa phân bổ trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và đề xuất phương án phân bổ chi tiết đảm bảo theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng chậm chễ trong công tác chuẩn bị đầu tư và tăng cường chất lượng cho giai đoạn này.
Tại thời điểm thẩm tra một số dự án chưa đủ điều kiện để phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn do liên quan đến một số nội dung được trình đồng thời tại kỳ họp lần này như chủ trương đầu tư, điều chỉnh lại nhiệm vụ chi đầu tư các cấp ngân sách... Ban đề nghị chỉ xem xét phân bổ khi các nội dung nêu trên được HĐND tỉnh thông qua.
*Thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024
Căn cứ quy định tại khoản 5, 6 Điều 56 Luật Đầu tư công năm 2019, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 là cần thiết, đúng thẩm quyền, là cơ sở để UBND tỉnh hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước ngày 31/7.
Dự kiến kế hoạch vốn dành cho chi đầu tư công năm 2024 là 18.740 tỷ đồng, bao gồm: Ngân sách Trung ương 850 tỷ, ngân sách tỉnh 12.697 tỷ, ngân sách cấp huyện trên 5.100 tỷ. Để nguồn vốn thực hiện hiệu quả, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh phân bổ chi tiết kế hoạch ngay từ đầu năm sau khi nghị quyết được HĐND tỉnh ban hành; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đối với 16 dự án dự kiến khởi công mới làm cơ sở phân bổ kế hoạch vốn 2024; ưu tiên vốn bố trí đối với dự án hoàn thành; rà soát thời gian thực hiện đối với dự án chuyển tiếp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh thời gian thực hiện làm cơ sở phân bổ kế hoạch vốn.
* Dự thảo Nghị quyết về bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2023
Qua thẩm tra, tập thể Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất với nội dung trình, báo cáo tiếp thu của UBND tỉnh. Song các thành viên Ban còn băn khoăn và cho rằng cần xem xét nghiêm túc việc chưa phân bổ hết các ngồn vốn trong dự toán chi thường xuyên đầu năm, nhất là nguồn tiết kiệm chi thường xuyên với mục tiêu dành cho đầu tư chưa rõ địa chỉ và phương án sử dụng. Ban đề nghị UBND tỉnh quan tâm một số nội dung sau:
Đối với việc hỗ trợ các địa phương thực nhiệm vụ quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn (đợt 1), đề nghị chỉ xem xét hỗ trợ trên một nguồn vốn và thống nhất theo đề xuất tại mục 2, phần III, Báo cáo số 158/BC-UBND ngày 30/6/2023. Theo đó, nội dung trên được bố trí từ nguồn vốn đầu tư để phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Quy hoạch 2017; Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 13/11/2021 của HĐND tỉnh.
UBND tỉnh khẩn trương có phương án sử dụng nguồn tiết kiệm chi thường xuyên còn lại chưa phân bổ báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất; đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục phê duyệt đầu tư làm cơ sở đề xuất phương án án phân bổ chi tiết trước ngày 31/8/2023.
Đề nghị UBND tỉnh tăng cường quản lý và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định hiện hành. Đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2023 cho các chương trình, nhiệm vụ, dự án đã giao. Đối với các dự án đã hoàn thành, khẩn trương lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
* Về điều chỉnh Nghị quyết số 303/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.
Việc trình Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 303/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với yêu cầu quản lý của tỉnh là cần thiết và đúng thẩm quyền theo luật định.
Nội dung tờ trình và dự thảo Nghị quyết đề nghị điều chỉnh, bổ sung gồm: Điều chỉnh nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giại đoạn 2021-2025; điều chỉnh phân cấp các nhiệm vụ chi về hỗ trợ lĩnh vực quốc phòng – an ninh; bổ sung phân cấp nhiệm vụ chi về xây dựng các công trình biên giới; bổ sung điều khoản chuyển tiếp để xử lý các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 303/NQ-HĐND trong thời điểm hiện nay là cần thiết, nhất là sau khi các ngành, các cấp tiến hành kiểm điểm, đánh giá giữa nhiệm kỳ việc triển khai các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV và đề ra phương hướng cho nửa nhiệm cuối nhiệm kỳ. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm, cần có nguồn lực để thực hiện.
Việc sửa đổi, bổ sung lần này đảm bảo mục tiêu khơi thông các nguồn lực, khắc phục những bất cập trong giải ngân nguồn vốn, kịp thời tháo gỡ, giải quyết, khơi thông những vấn đề vướng mắc bất cập trong thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư công, về quản lý ngân sách và các quy định pháp luật khác.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 303/NQ-HĐND sẽ đảm bảo nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền khoa học, phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với ràng buộc trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực, kiểm soát rủi ro trong tham nhũng, tiêu cực; không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin - cho; duyệt - cấp”.
* Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi số đến năm 2025.
Nhằm kịp thời cụ thể hóa các chủ trương của Chính phủ, việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn hiện nay, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi số đến năm 2025 là cần thiết, thể hiện được quan điểm xuyên suốt, nhất quán của cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh luôn luôn quan tâm, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết đề ra 7 mục tiêu cụ thể và 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, tập trung vào nắm bắt, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, PCCC. Đồng thời đề ra 5 chương trình, kế hoạch cần thực hiện để cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương, tỉnh triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh.
Qua nghiên cứu, đây là các giải pháp thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm đã được khảo sát, nghiên cứu, đánh giá cụ thể, do vậy, Ban Kinh tế - Ngân sách đồng tình và đề nghị HĐND tỉnh thông qua.
* Dự thảo Nghị quyết về thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh năm 2023; Nghị quyết về thông qua danh mục các dự án, công trình quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Đối với dự thảo Nghị quyết về thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh năm 2023, Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản đồng tình và đề xuất HĐND tỉnh thông qua đối với các dự án, công trình đủ điều kiện, gồm: Danh mục 11 dự án, công trình thu hồi đất theo khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013; các dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xác định rõ ranh giới, diện tích thu hồi và được bố trí nguồn lực để thực hiện. Danh mục 11 dự án, công trình thu hồi đất điều chỉnh tên, địa điểm, diện tích dự án, diện tích các loại đất thu hồi đã được HĐND tỉnh thông qua do điều chỉnh quy hoạch, chuẩn xác lại số liệu trong quá trình giải phóng mặt bằng...
Đề nghị HĐND tỉnh xem xét, quyết định đối với 16 dự án, gồm nhóm dự án tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, gồm: 3 dự án, công trình giao thông quan trọng của tỉnh (Cải tạo nâng cấp quốc lộ 279 trên 2 địa bàn Hạ Long và Cẩm Phả; Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 333, tỉnh Quảng Ninh thuộc thị xã Đông Triều nhưng phù hợp một phần quy hoạch sử dụng đất).
Nhóm dự án liên quan đến hạ tầng điện, nước, an toàn giao thông, xử lý các điểm ngập úng cần thiết phải triển khai sớm, trong đó có 6 dự án, công trình phù hợp một phần quy hoạch sử dụng đất và 3 dự án, công trình không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Đối với 9 dự án, công trình còn lại chưa thật sự cấp thiết đề nghị hoàn thiện các thủ tục để trình vào kỳ họp sau.
Đối với dự thảo Nghị quyết về thông qua danh mục các dự án, công trình quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2023, qua thẩm tra cho thấy, để triển khai thực hiện các công trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, việc xem xét, thông qua quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017 là cần thiết và thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Theo các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết thông qua quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 9 dự án, công trình với 46,28ha diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất; 1,75ha diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ và 19,83 ha rừng trồng ngoài quy hoạch ba loại rừng. Qua thẩm tra, trao đổi và làm rõ các nội dung liên quan, cho thấy có 2 dự án còn vướng về thủ tục, do đó, Ban Kinh tế - Ngân sách đề xuất HĐND tỉnh thông qua đối với 7 dự án đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành. Đối với 2 dự án còn lại cần tiếp tục hoàn thiện các thủ tục theo quy định đảm bảo điều kiện để trình HĐND tỉnh tại kỳ họp tiếp theo.
* Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công năm 2022
Qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách nhận thấy trong năm 2022, công tác quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, từng bước đi vào nền nếp, thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tính công khai, minh bạch, phân công. Nhiều văn bản pháp luật theo thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Tuy nhiên, qua giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách nhận thấy việc triển khai các kiến nghị tại Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công giai đoạn 2018-2021 còn chậm, chưa được quan tâm chỉ đạo triển khai và chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian. Ngoài các tồn tại hạn chế đã được UBND tỉnh nêu tại báo cáo, còn một tồn tại, hạn chế cần phải được quan tâm.
Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh tập trung triển khai các giải pháp tăng cường quản lý tài sản công; thực hiện các kiến nghị của HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc chấp hành các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020.
Trong đó, tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành, đặc biệt là định mức mới được bổ sung tại Nghị quyết số 145/NQHĐND ngày 30/3/2023 (đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng và diện tích chuyên dùng), tuyệt đối không để xảy ra trùng lặp, lãng phí, đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ và nhu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị, phát huy hiệu quả sau đầu tư, trang sắm.
Hoàn thành việc tổ chức mua sắm tập trung; mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; mua sắm trang thiết bị y tế đã được phân bổ kinh phí trong năm 2023; đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản công, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực y tế đã kéo dài qua nhiều năm. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cần chủ động rà soát tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích chuyên dùng, phương án xử lý tài sản công trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án. Hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý quy định tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội; các Nghị định số: 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.
* Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023
Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh bám sát Nghị quyết của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; Thông báo số 218/TBHĐND ngày 03/6/2023 về kết luận của Thường trực HĐND tỉnh tại phiên giải trình về tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 1456-CV/TU ngày 13/6/2023 về việc thực hiện các Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác đầu tư xây dựng các trường học trên địa bàn tỉnh; các giải pháp đã được UBND tỉnh đề ra trong báo cáo, trong đó tập trung tăng cường các giải pháp về thu tiền sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ giải ngân chi đầu tư, chi thường xuyên.
Đồng thời, Ban kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, đầu tư công, chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý đầu tư, thanh quyết toán vốn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành ngân sách ở các cấp, các ngành, chú trọng khắc phục những tồn tại, hạn chế trong điều hành ngân sách năm 2022. Rà soát các khoản thu, cơ cấu thu; có giải pháp đồng bộ và tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách, đảm bảo cơ cấu thu đã được giao; đồng thời có giải pháp điều hành linh hoạt các nguồn thu đảm bảo cân đối ngân sách, nguồn lực chi đầu tư phát triển. Triển khai có hiệu quả phương án xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai…
Đồng chí Nguyễn Thị Huệ, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, trình bày báo cáo thẩm tra 4 dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực phụ trách, cho ý kiến vào một số báo cáo của UBND tỉnh và các cơ quan Tư pháp.
Cụ thể, đối với dự thảo Nghị quyết quy định chính sách thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Ban Pháp chế tham gia một số ý kiến. Trong đó đề nghị cơ quan trình dự thảo cần báo cáo giải trình rõ hơn về các nhóm nội dung: Chi hỗ trợ về chỗ ở đối với người cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở cai nghiện ma túy; chi hỗ trợ hằng tháng cho cán bộ chiến sĩ, công chức, người có liên quan thuộc ngành Công an và ngành LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại cấp tỉnh, huyện và xã... Qua đó đảm bảo việc hỗ trợ, hưởng chế độ, chính sách ưu đãi được xem xét khách quan, toàn diện, tổng thể, không cào bằng, có tính đến tính chất nhiệm vụ và ưu tiên đội ngũ trực tiếp đối mặt với những khó khăn đặc thù...
Đối với dự thảo quy định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Ban Pháp chế đồng tình với các nội dung được nêu. Qua thẩm tra cho thấy, hồ sơ dự thảo đã tổng hợp, tiếp thu được ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm cơ sở để dự kiến nguồn lực phù hợp và có thẩm định chuyên môn của Sở Tư pháp.
Ban Pháp chế cũng đã cho ý kiến và cơ bản đồng tình với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đối với dự thảo Nghị quyết về việc đặt tên đường, tên phố trên địa bàn TX Đông Triều, TX Quảng Yên và TP Cẩm Phả, Ban Pháp chế đề nghị cần sửa tên của dự thảo thành “Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Cẩm Phả, TX Đông Triều và TX Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
Ban Pháp chế đã báo cáo HĐND tỉnh về kết quả thẩm tra các nội dung thuộc lĩnh vực pháp chế tại Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của UBND tỉnh. Đồng thời thẩm tra các báo cáo chuyên đề của UBND tỉnh gồm: Báo cáo tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; Báo cáo công tác của: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Trên cơ sở đó, Ban kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục tồn tại hạn chế trong nửa đầu năm...
Đồng chí Vũ Thị Diệu Linh, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra về Báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2023 và dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 2023 trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Về Báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2023, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội khẳng định: Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, triển khai có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh trên các lĩnh vực công tác, cùng với sự nỗ lực, cố gắng, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó công tác văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm.
Điển hình như: Tổng chi an sinh xã hội đạt trên 1.031 tỷ đồng (tăng 81% so với cùng kỳ năm 2022); mạng lưới cơ sở GD&ĐT tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, gần 90% trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được duy trì, đạt kết quả tốt. Trong công tác y tế dự phòng, công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, hiện vẫn duy trì chỉ tiêu 15 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ người tham gia BHYT cơ bản đạt mục tiêu đặt ra với gần 96%. Công tác văn hóa - thể thao, công tác thông tin -truyền thông và công tác dân tộc tiếp tục được quan tâm, triển khai có hiệu quả...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Ban Văn hóa - Xã hội cũng nhận thấy vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như sau: Việc mua sắm thiết bị phục vụ triển khai chương trình GDPT 2018 đến nay còn rất chậm. Hầu hết các địa phương đều có tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, nhất là thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học ở các vùng miền núi, biên giới, hải đảo... ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo và khó khăn cho triển khai chương trình GDPT 2018.
Số lượng giáo viện chưa đạt chuẩn còn tương đối lớn, chủ yếu tập trung ở các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học cơ bản còn thấp so với kế hoạch đề ra. Công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động hậu kiểm sau cấp phép và xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra còn mức độ.
Trên địa bàn tỉnh hiện còn 36/177 trạm y tế xã chưa có bác sĩ làm việc cơ hữu, trong đó có một số trạm ở xã miền núi, hải đảo; việc luân phiên bác sĩ từ trung tâm y tế huyện xuống làm việc tại trạm còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc xây dựng và ban hành một số đề án do ngành Y tế chủ trì tham mưu còn chưa đảm bảo tiến độ đề ra. Công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất cơ bản còn khó khăn, bất cập. Về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn để xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, 13 người mắc (tăng 1 vụ so với cùng kỳ năm 2022).
Tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị xâm hại tình dục tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã xảy ra 21 trường hợp trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích (tăng 5 trẻ với cùng kỳ năm 2022).
Công tác triển khai một số dự án tu bổ, tôn tạo di tích tại các địa phương còn chậm. Việc triển khai công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh năm 2023 chưa rõ nét.
Công tác triển khai, phân bổ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc Chương trình còn một số vướng mắc. Đến nay, các địa phương chưa phân bổ được nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2023, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của người dân.
Đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội trong dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 202, Ban Văn hóa - Xã hội cơ bản thống nhất và đồng tình cao.
Tuy nhiên, trên cơ sở những tồn tại, hạn chế nêu trên, Ban VH-XH đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung sau: Tiếp tục tập trung các giải pháp để thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2023, trong đó quan tâm giải pháp về “Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân” gắn với các hoạt động chào mừng 60 năm thành lập tỉnh. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 29/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước, kiên quyết không để gia tăng tình trạng xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em, nhất là trẻ em bị đuối nước trong thời gian tới.
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các giải pháp đảm bảo tiến độ mua sắm trang thiết bị phục vụ ngành Giáo dục, đào tạo triển khai chương trình GDPT 2018 trước năm học mới 2023-2024; vấn đề về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất; tăng cường đầu công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục; các địa phương tiếp tục rà soát ưu tiên bố trí quỹ đất để thu hút xây dựng các trường MNTT theo hướng chất lượng cao để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm gánh nặng cho ngân sách. Sớm hoàn thành và ban hành Đề án Phát triển giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực chất cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sớm triển khai Đề án Nâng cao năng lực trạm y tế các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh năm 2023, nhất là tại các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo để tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; có giải pháp hoàn thành mục tiêu của kế hoạch trùng tu 7/8 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; thường xuyên rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình tổng thể phát triển KT-XH gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo gắn với các chương trình mục tiêu của tỉnh, nhất là các nội dung liên quan đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...
Nhóm PV
Liên kết website
Ý kiến ()