Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 15:33 (GMT +7)
Không ai muốn dùng điện thoại trong nhà vệ sinh khi biết tác hại này
Thứ 2, 01/04/2024 | 11:31:33 [GMT +7] A A
Thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh không chỉ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mà còn gây khó khăn cho việc đi bài tiết.
Theo PR Newswire, một cuộc khảo sát năm 2021 từ công ty vệ sinh Vioguard cho thấy 73% người dân đã sử dụng điện thoại khi đang ngồi trên bồn cầu hoặc đứng trước bồn tiểu.
Trong đó, Gen Z là những người mắc phải thói quen này nhiều nhất. Cụ thể, 93% số người được hỏi trong độ tuổi từ 18 đến 29 thừa nhận đã nhắn tin hoặc chơi game trong khi đi vệ sinh.
Dưới đây là một số lý do chính đáng để bạn để bạn từ bỏ thói quen xấu này.
Tránh rắc rối về đường ruột
Ngoài nguy cơ làm rơi điện thoại vào bồn cầu, việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh thực sự có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn.
Theo The Washington Post, nguy cơ lớn của việc bị phân tâm khi đi vệ sinh là bạn có thể cản trở quá trình nhu động tự nhiên của mình, các cơn co thắt giúp đẩy chất thải ra ngoài.
Nếu bạn đã dễ bị táo bón, điều này có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Theo The Healthy, điện thoại gần như là một nam châm thu hút vi trùng, sử dụng nó trong phòng tắm sẽ khiến điện thoại tiếp xúc nhiều hơn với vi khuẩn và mầm bệnh từ nước chứa đầy vi trùng phun ra trong quá trình xả.
Dĩ nhiên, bạn thường rửa tay sau khi đi vệ sinh, nhưng sau đó bạn lại làm bẩn tay ngay khi nhấc điện thoại.
Vì vậy, nếu không thể từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại thì ít nhất hãy giảm thiểu thiệt hại bằng cách không mang nó vào nhà vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh do vi trùng lây truyền.
Cũng đừng nán lại trong phòng tắm quá lâu nếu bạn không chủ động đi đại tiện. Theo giới chuyên gia, bạn không nên ở trong nhà vệ sinh quá 10 phút.
Đừng để điện thoại di động là thỏi nam châm vi trùng
Nhìn chung, điện thoại di động của bạn có hại cho sức khỏe ở một số khía cạnh. Bạn có thể bị mỏi mắt do nheo mắt để lướt mạng xã hội cũng như đau đầu và đau cổ. Việc sử dụng quá mức thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Theo Bệnh viện Butler, sử dụng quá nhiều điện thoại di động có liên quan đến một số loại bệnh tâm thần bao gồm trầm cảm, lo lắng,...
The Healthy trích dẫn một nghiên cứu từ London, 16% điện thoại di động được kiểm tra mầm bệnh phát hiện bị nhiễm E. coli, loại vi khuẩn có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy ra máu.
Các chuyên gia đã nói chuyện với Metro UK khuyên bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh, đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng.
Nhưng nếu thực sự cần thiết thì hãy thử giảm thiểu thiệt hại bằng cách một tay cầm điện thoại, tay kia lau và xả nước. Rửa tay thật sạch, sau đó vệ sinh điện thoại bằng cách lau sạch bằng vải tẩm xà phòng hơi ẩm.
FCC cho biết thêm rằng mặc dù khăn lau khử trùng sẽ loại bỏ mọi vi khuẩn nhưng theo thời gian, các hóa chất có thể làm bong lớp vỏ bảo vệ màn hình điện thoại.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Theo healthline.com, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể gây ra một số tác động tiêu cực, bao gồm cả việc tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ngồi lâu trong nhà vệ sinh (thường xảy ra khi bạn quá mải mê sử dụng điện thoại thông minh), có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào (mặc dù một thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành), nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại điều này.
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng, Tiến sĩ Karen Zaghiyan (Hoa Kỳ) giải thích: “Vấn đề không chỉ là hành động sử dụng điện thoại thông minh. Đúng hơn, ngồi trong toilet dù bạn đang đọc sách hay chỉ ngồi đó, trong một thời gian dài chắc chắn có thể dẫn đến các vấn đề về bệnh trĩ.”
Tiến sĩ Zaghiyan lưu ý, bệnh trĩ là tập hợp các tĩnh mạch bên trong và bên ngoài hậu môn. Một rủi ro lớn khác khi sử dụng điện thoại thông minh trong nhà vệ sinh là bạn có thể làm điện thoại bị nhiễm vi khuẩn trong phân.
Cho dù bạn có thể là người khắt khe về sự sạch sẽ trong nhà mình, nhưng bạn không bao giờ biết mức độ vệ sinh trong phòng tắm công cộng như thế nào, đặc biệt là ở những nơi có quá nhiều người, chẳng hạn như văn phòng hoặc trung tâm thương mại.
Tiến sĩ Marcos Del Rosario, bác sĩ tiết niệu tại Phòng khám CERACOM ở Campeche, Mexico, đưa ra giả thuyết: “Ngay cả nhiều người lớn cũng không biết cách rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tôi thường xuyên nhìn thấy điều đó trong các nhà vệ sinh công cộng.”
Theo giaoducthoidai.vn
Liên kết website
Ý kiến ()