Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 09:45 (GMT +7)
Khám phá về bí mật của những cơn mưa động vật
Thứ 2, 02/08/2021 | 09:43:18 [GMT +7] A A
Sau trận mưa lớn, những nóc nhà, đường phố, vỉa hè đều được phủ kín bởi những đàn cá sinh động. Cảnh tượng như vậy không chỉ xuất hiện trong phim "A Good Show", nó còn được ghi lại không biết bao nhiêu lần ngoài đời. Hiện tượng hiếm gặp này thường được gọi là "mưa động vật".
Trong nhiều ghi chép khác nhau, những cơn mưa động vật xuất hiện không nhất thiết phải là cá từ trên trời rơi xuống với mưa lớn. Đôi khi chúng là sinh vật biển như bạch tuộc và động vật có vỏ, đôi khi chúng cũng là động vật lưỡng cư như ếch và cóc, thậm chí có một số ghi chép về mưa nhện.
Những người có một chút kiến thức về mưa động vật có thể nhớ một cách mơ hồ một trong những giải thích khoa học phổ biến nhất về nó: những động vật này bị kéo lên cao bởi một cơn lốc xoáy khi đi qua đại dương hoặc các vùng nước, và sau đó rơi xuống khi tốc độ gió giảm.
Mặc dù nghe có vẻ hợp lý, nhưng suy đoán này không được hỗ trợ bởi dữ liệu quan sát thực tế, cũng như không thể giải thích tất cả các sự kiện mưa động vật. Theo ghi nhận, những trận mưa động vật từng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới vẫn là một "sự kiện bí ẩn" với nhiều đồn đoán nhưng chưa có kết luận.
Ghi chép của con người về mưa động vật có một lịch sử lâu đời. Có niên đại từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nhà tự nhiên học người La Mã - Pliny The Elder đã ghi lại một cơn bão kèm mưa lớn, theo đó là cả ếch và cá. Cơn mưa động vật gần gũi nhất với chúng ta về cả thời gian và không gian là bạch tuộc và sao biển đã được lan truyền rộng rãi trên Weibo sau một trận bão ở Thanh Đảo, Trung Quốc vào tháng 6/2018.
Thực tế là đã có hơn 20 báo cáo về những cơn mưa cá trong 161 năm kể từ năm 1860. Rõ ràng mưa cá là trận mưa động vật phổ biến nhất trong số các trận mưa động vật. Đất nước thường xuyên xảy ra mưa cá nhất trên thế giới là Honduras, tại một ngôi làng tên là Yoro, những vụ việc như vậy xảy ra thường xuyên đến mức người dân địa phương tin rằng cứ đến mùa hè là sẽ xảy ra mưa cá.
Kể từ năm 1998, một lễ hội mang tên Pelus de Lluvia đã được tổ chức tại đây hàng năm để kỷ niệm hiện tượng này. Nhưng họ không thực sự tin vào cái gọi là giải thích khoa học. Theo truyền thuyết địa phương, trận mưa cá là do linh mục người Tây Ban Nha José Manuel de Jesus Subirana gây ra - người đã đến Honduras để giảng đạo vào thế kỷ 19, nhìn thấy sự nghèo khó của người dân địa phương, vị linh mục này đã cầu nguyện Chúa trong ba ngày ba đêm để đổi lấy cá cho người dân địa phương.
Vì những cơn mưa cá nổi tiếng ở Honduras, cộng với một số báo cáo về sự cố mưa cá từ Canada, Mexico và Úc, nhiều bài báo hoặc video ngắn giới thiệu về mưa cá đã mô tả nó như một "chiếc bánh trên bầu trời" độc nhất vô nhị ở các nước phương Tây.
Tuy nhiên, trên thực tế, gần một nửa số trận mưa cá xảy trong thời hiện đại đều ở các nước như Singapore, Ấn Độ và Philippines. Trận mưa cá được ghi nhận ở Singapore vào ngày 22 tháng 2 năm 1861 là một trong những trường hợp được ghi nhận sớm nhất trong thời hiện đại.
Theo ghi nhận, sau ba ngày mưa lớn liên tiếp, những con cá xuất hiện trong làn không khí loãng đã được tìm thấy ở nhiều vũng nước địa phương ở Singapore. Độc giả am hiểu về địa lý có thể đã phát hiện ra rằng, dù là Honduras hay Singapore, những địa điểm ghi nhận mưa cá đều nằm ở các khu vực ven biển trên thế giới. Nếu phân loại thêm các địa điểm này, chúng ta cũng có thể kết luận rằng các vụ mưa cá thường xuyên xảy ra hầu hết là ở các khu vực ven biển của đại dương.
Điều này dường như khẳng định giả thuyết “mưa cá là do lốc xoáy, vòi rồng hình thành” - xét cho cùng, các vòi rồng hình thành trên mặt biển ở các vùng ven biển có nhiều khả năng cuốn theo các sinh vật biển trên đất liền. Nhưng sự thật không đơn giản như vậy.
Đầu tiên là việc các loài động vật từ trên trời rơi xuống hầu như đều thuộc cùng một loài trái ngược với sự “tấn công bừa bãi” của những cơn lốc xoáy, vòi rồng bởi chúng chỉ có thể kéo theo những vật thể ngẫu nhiên ở mỗi nơi mà chúng đi qua. Tuy nhiên, theo ghi nhận, mỗi khi mưa động vật xảy ra, những thứ rơi xuống xuống hầu như chỉ là một loài. Cho dù đó là mưa cá ở Honduras hay Singapore; mưa nhện ở Australia và Brazil; hay thậm chí là mưa ếch ở Nhật Bản và Uruguay. Sau cơn mưa lớn, người dân địa phương tìm thấy một số lượng lớn động vật trên đường phố thuộc cùng một loài chứ không phải hỗn hợp cá và các sinh vật có cùng kích thước.
Một vấn đề khác là nhiều con cá vẫn còn sống khi chúng được tìm thấy, trong khi đó nước trong vòi rồng thường là nước được ngưng tụ từ hơi nước. Ngay cả khi rất nhiều loài cá nhỏ có thể bị mắc kẹt và di chuyển trong một quãng đường dài, hầu hết chúng sẽ chết yểu do chuyển động dữ dội sau khi tách khỏi môi trường nước.
Tuy nhiên, mưa động vật còn được hình thành bởi một số sinh vật bay như chim, có thể được giải thích hợp lý hơn. So với sự thú vị bí ẩn về nhưng sinh vật trên đất liền và sinh vật biển từ trên trời rơi xuống, thì việc những cơn mưa sinh vật bay được hình thành đều do các vấn đề về môi trường hoặc do thời tiết xấu, con người bắn pháo hoa và tiếng ồn đô thị, hay khí độc cũng có thể dẫn đến các vấn đề như mất phương hướng, tử vong do va phải cây khi bay, hoặc chóng mặt và ngã xuống đất đồng loạt.
Tất nhiên, cũng có những yếu tố tự nhiên. Đài quan sát khí tượng Texas, Hoa Kỳ đã từng chụp được hình ảnh Doppler về một đàn dơi lao vào một cơn bão, và xác của những con dơi này chắc chắn sẽ rơi xuống khi cơn bão kết thúc.
Vì vậy, quay trở lại câu hỏi ban đầu, cơn mưa động vật bí ẩn bắt đầu do nguyên nhân nào?
Nếu chúng ta xem lại chi tiết của tất cả các hồ sơ về mưa động vật, chúng ta sẽ thấy có điều gì đó rất đáng ngờ. Có nghĩa là, chỉ có trận mưa động vật đến từ các loài chim mới có thể chứng minh rằng những xác chết này từ trên trời rơi xuống, còn đối với tất cả các loài động vật như cá, ếch và nhện (không bao giờ bay), thì trận mưa động vật mà chúng tạo thành chưa bao giờ được ống kính nào chụp được khoảng khắc chúng đã rơi từ trên trời xuống.
Phát hiện của một số nhà nghiên cứu ở Honduras cung cấp một lời giải thích mới đáng tin cậy hơn.
Khi họ vội vã đến hiện trường, sau khi nghe tin rằng có một trận "mưa cá" và phát hiện ra rằng những con cá này là loài có thị lực bị suy giảm nghiêm trọng - có nghĩa là, chúng có khả năng sống trong một môi trường tối tăm như cống rãnh. Lâu ngày do mưa lớn làm cống rãnh, nước dâng lên và chúng nhẩy ra khỏi mặt nước.
Cái gọi là mưa ếch, mưa nhện và thậm chí là mưa rắn trong các ghi chép cổ xưa có nhiều khả năng là do sự cưỡng bức di cư ồ ạt sau cơn mưa vì vùng đất trũng nơi động vật sinh sống bị mưa lớn xâm chiếm.
Tuy nhiên, do sự khan hiếm và khó đoán trước được sự xuất hiện thực sự của mưa động vật nên dường như không có nhóm nghiên cứu khoa học nào chịu bỏ ra nhiều thời gian và tâm sức để thực hiện nghiên cứu và sau đó vén màn bí ẩn của vấn đề.
Theo genk.vn
Liên kết website
Ý kiến ()