Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 23:26 (GMT +7)
Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Thứ 3, 14/12/2021 | 09:11:16 [GMT +7] A A
Theo The Conversation thì chăm sóc trẻ bị Covid cũng tương tự như chăm sóc con trẻ bị ốm do nhiễm virus khác do trẻ nhiễm Covid-19 thường không có triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng nhẹ.
Trẻ có thể gặp phải các biểu hiện như:
- Ho
- Sốt
- Mệt mỏi
- Chán ăn
....
Một số lưu ý khi theo dõi và chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà:
1. Theo dõi chỉ số oxy trong máu (SpO2)
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hay có thể hiểu rằng, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.
Khi nhiễm Covid-19, chỉ số SpO2 có nguy cơ bị giảm, cơ thể không đủ oxy là tình trạng hết sức nguy hiểm.
Phụ huynh có thể mua các thiết bị đo nồng độ SpO2 và tự theo dõi khi trẻ nhiễm Covid tại nhà. Nếu chỉ số này dưới 94 - 95% thì cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
2. Cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, phụ huynh nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Trong trường hợp đã cho trẻ uống thuốc mà nhiệt độ vẫn không hạ, phụ huynh nên xem lại liều, lau mát người trẻ (chú ý lau bằng nước thường, không lau nước quá ấm hay nước đá). Đồng thời mặc quần áo mát mẻ, thấm hút mồ hôi.
Sử dụng thuốc nào để hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19?
Thường thì với trẻ nhỏ, thuốc đường uống sẽ có tác dụng nhanh hơn nên phụ huynh có thể sử dụng Paracetamol với liều 10 - 15mg/1kg cân nặng. Tốt nhất, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng hoặc tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Nếu trẻ sốt trên 48h hay lừ đừ, nôn nhiều, cần đưa trẻ đi khám.
3. Cần làm gì khi trẻ nhiễm Covid bị ngạt mũi, sổ mũi?
Ngạt (nghẹt) mũi, sổ mũi, ho là những biểu hiện phổ biến khi trẻ nhiễm Covid. Phụ huynh có thể xử lý như sau:
- Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Hút mũi hoặc làm bấc để lấy nước mũi (đối với trẻ chưa tự xì mũi)
- Làm ấm lòng bàn chân
- Kiểm tra nhiệt độ phòng, tránh quá bí, quá nóng hoặc quá lạnh cũng đều không tốt cho hô hấp của trẻ
- Kê cao đầu cho trẻ
- Trong trường hợp có đàm (đờm), nên tích cực cho trẻ bú hoặc cho trẻ uống nhiều nước giúp đàm loãng và tiêu tán. Nếu như phụ huynh muốn cho trẻ dùng thuốc long đàm cần có hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tránh tình trạng sử dụng không đúng cách khiến trẻ bị ho nặng hơn.
4. Xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Nguyên tắc lớn nhất khi trẻ bị tiêu chảy là không để trẻ bị mất nước, sẽ cực kì nguy hiểm.
- Đối với trẻ đang bú mẹ
Cần xem lại thực phẩm mẹ đang ăn hoặc bé đang ăn dặm kèm. Nếu như phân trẻ không có máu thì phụ huynh không cần lo lắng. Tập trung cho trẻ bú nhiều để bù lại.
- Đối với trẻ lớn hơn
Trong trường hợp trẻ không tiêu chảy quá nhiều lần thì chưa cần thiết phải uống Oresol.
Thông thường trẻ có thể bị tiêu chảy từ 3 - 5 ngày. Nếu như bé bị tiêu chảy kèm theo tiểu ít, nôn mửa, người lả đi hoặc bị cáu kỉnh quá mức thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện.
5. Lưu ý khác về phòng ngừa trong gia đình
Khi gia đình có trẻ nhiễm Covid-19, người trong gia đình cần giảm nguy cơ lây lan bằng cách:
- Giữ khoảng cách tối thiểu 1.5m nếu có thể
- Để trẻ sử dụng phòng tắm, phòng nghỉ riêng
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc
- Dạy trẻ cách hắt hơi và ho đúng cách
- Hướng dẫn trẻ và người thân trong gia đình rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn
- Giữ cho nhà cửa được thông thoáng
- Vệ sinh thường xuyên các bề mặt trong gia đình, nhất là những khu vực trẻ đã tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi, công tắc điện, vòi nước, bồn cầu,...
- Các vật dụng cá nhân, ăn uống trong gia đình cũng cần được tiệt trùng cẩn thận trước khi dùng.
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()