Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 13:14 (GMT +7)
Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023
Thứ 5, 20/04/2023 | 18:58:54 [GMT +7] A A
Ngày 20/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai công tác PCTT và TKCN năm 2023.
Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh, dự tại điểm cầu Quảng Ninh.
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2022, các vùng miền của cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (chỉ trừ sóng thần), bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, mưa lớn, động đất, lũ, sạt lở đồi núi, sạt lở bờ sông, bờ biển, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán... Thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, đặc biệt là chính quyền cơ sở, công tác phòng, chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại đáng kể.
Trên cơ sở kinh nghiệm, bài học trong năm vừa qua, đại diện các bộ, ngành trung ương, địa phương cũng đã tiến hành thảo luận, đánh giá tình hình thiên tai, công tác dự báo, cảnh báo về tình hình thiên tai năm 2023. Đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ động phòng chống, ứng phó để hạn chế thiệt hại về người và của do thiên tai.
Theo nhận định của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ TN&MT), năm 2023, có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão mạnh, thời tiết nhìn chung có xu hướng gia tăng nắng nóng, khả năng cao xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành trung ương và địa phương tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng công tác dự báo, cảnh báo đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chủ động, hiệu quả về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Đồng thời đa dạng hoá việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống thiên tai; ưu tiên bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; khẩn trương rà soát tất cả các phương án, kịch bản phòng chống thiên tai; quan tâm đầu tư hệ thống trang thiết bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn; ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và chuyển đổi số trong phòng chống thiên tai...
Hoàng Giang
Liên kết website
Ý kiến ()