Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 27/01/2025 15:07 (GMT +7)
Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII
Thứ 4, 23/05/2012 | 16:20:00 [GMT +7] A A
Sáng ngày 23-5, tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Lao động sửa đổi, đồng chí Ngô Thị Minh, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khoá XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh, Thhiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã tham gia một số nội dung.
Cụ thể là: Về giờ làm thêm quy định tại khoản 2, điểm b của Điều 108, ĐB Ngô Thị Minh đồng ý với những giải trình của UBTVQH tại phương án 1 của Dự thảo. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định như Dự thảo Luật này chưa đủ và chưa thể khắc phục được những bất cập mà người lao động đang phải chịu hiện nay. Sau khi viện diễn nhiều trường hợp trong thực tiễn cuộc sống, ĐB Ngô Thị Minh đề nghị bổ sung vào cuối khoản này với nội dung như sau: “Tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bố trí người lao động phải làm vượt số giờ tối đa và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số giờ thực tế mà người lao động phải làm thêm, vượt số giờ tối đa theo luật định”. Về chính sách đối với lao động nữ quy định tại Điều 159, ĐB Ngô Thị Minh cũng đồng tình theo phương án 1 nêu trong báo cáo giải trình của UBTVQH (Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng”. Tuy nhiên ĐB Ngô Thị Minh đã đề nghị bổ sung vào điều này một số nội dung là: Ban soạn thảo cần có quy định về trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động nữ, về trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội, về trách nhiệm của gia đình người phụ nữ sinh con… Nếu không tạo điều kiện cho phụ nữ được nghỉ ngơi để chăm con trong thời gian nghỉ đẻ và được trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh con này, đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu thêm về quy định này nhằm giúp người phụ nữ khi sinh con thực sự có điều kiện để nghỉ chăm con và nuôi con khỏe mạnh, tạo điều kiện để trẻ em có thêm nguồn dinh dưỡng do bú mẹ và được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu kể từ khi sinh ra, góp phần hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Đồng chí Ngô Thị Minh, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khoá XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tham gia Dự thảo Luật Lao động sửa đội tại phên thảo luận tại hội trường. |
Về tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 189, trước mắt, ĐB Ngô Thị Minh nhất trí với những quy định về độ tuổi nghỉ hưu nêu trong dự thảo luật là giữ nguyên quy định hiện hành tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60, nữ là 55. Đối với một số đối tượng là người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác thực hiện theo quy định của Chính phủ...và nhất trí với giải trình của UBTVQH về nội dung này. Tuy nhiên, theo ĐB Ngô Thị Minh, nếu quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như hiện nay, đề nghị Chính phủ cần tháo gỡ một số bất bình đẳng trong thực tiễn hiện nay do nảy sinh từ quy định tuổi nghỉ hưu này. Đó là: Thực tế hiện nay, kể cả các cơ quan chức năng của tổ chức Đảng, Chính Phủ, Quốc hội vẫn ban hành các văn bản quy định việc đào tạo, quy hoạch, nhận chuyển đổi và tuyển dụng lao động nữ, yêu cầu độ tuổi phải thấp hơn nam 5 tuổi trong khi cả nam và nữ cùng học đại học và cùng ra trường ở độ tuổi như nhau, nữ bị mất khoảng 10 năm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ theo thiên chức làm mẹ. Vậy mà khi vượt quá tuổi 40 thì lao động nữ lại bị mất cơ hội trong việc đào tạo, chuyển đổi, tuyển dụng, quy hoạch….Đây là vấn đề đang gây nhiều bức xúc trong số đông chị em phụ nữ. ĐB Ngô Thị Minh nhấn mạnh: việc quy định tuổi nghỉ hưu của nữ kém nam 5 tuổi, làm kéo theo tình trạng phụ nữ mất cơ hội hưởng từ 2 đến 3 bậc lương cao cuối cùng trước khi họ nghỉ hưu so với lao động nam vì chúng ta vẫn giữ quy định 3 năm tăng một bậc lương một lần đối với cả nam và nữ như hiện nay (nếu tính từ 24 tuổi cả nam và nữ sau tốt nghiệp ĐH vào công chức. Nam 60 tuổi về hưu được hưởng 12 bậc lương nhưng nữ chỉ được hưởng 10 bậc). Đề nghị Chính phủ cần điều chỉnh để phụ nữ 2 năm rưỡi được tăng một bậc lương thì mới đảm bảo sự bình đẳng về việc hưởng tiền lương theo 12 bậc của khi phụ nữ về hưu ở tuổi 55. Đề nghị Chính Phủ điều chỉnh 2 nội dung để đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc của Quốc hội với Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội biểu quyết, thông qua.
Còn về lâu dài, ĐB Ngô Thị Minh đề nghị Chính phủ cần giao cho cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ những quy định của Công ước CEDAW vì đây là một văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký năm 1980 và được Quốc hội phê chuẩn năm 1982. Công ước đã xác định những nội dung cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử, về các cam kết quốc gia về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và dân sự dưới mọi hình thức mà tất cả các nước tham gia phê chuẩn có nghĩa vụ thực hiện nhằm bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện các quyền bình đẳng như nam giới. Đề nghị Chính phủ tham khảo những quy định về tuổi nghỉ hưu ở 1 số nước như: Ấn Độ, Philipine, Su-đăng, Ai Cập, Lào, Mỹ, Canada, Đức, Anh, Bô-li-via, Mehico…đã quy định độ tuổi về hưu như nhau với cả nam và nữ.
Cuối cùng, ĐB Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Nếu vì lý do mà UBTVQH nêu ra từ việc cân đối nguồn quỹ bảo hiểm, chúng ta có thể nghiên cứu quy định tuổi về hưu của cả nam và nữ có thể chỉ ở độ tuổi 57 hoặc 58 như Ấn Độ và một số nước khác mà vẫn giữ nguyên các quy định ưu tiên, quy định riêng với các đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo (cả nữ và nam) được về hưu trước tuổi khi họ có nhu cầu (kể cả việc cho đối tượng này được nâng một hoặc hai bậc lương trước khi họ nghỉ hưu). Như vậy chúng ta mới giải quyết được tận gốc vấn đề bình đẳng giới theo quy định trong Công ước CEDAW mà VN đã ký và phê chuẩn hơn 30 năm qua.
Nguyễn Thị Huệ (Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh)
Liên kết website
Ý kiến ()