Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 20:11 (GMT +7)
Ho kéo dài sau cảm lạnh, cúm và COVID-19 làm thế nào?
Thứ 3, 11/10/2022 | 15:08:35 [GMT +7] A A
Hầu hết các triệu chứng của cảm lạnh biến mất sau 7 đến 10 ngày, nhưng nhiều người vẫn bị ho kéo dài tới hàng tuần sau đó. Ho kéo dài cũng rất phổ biến khi nhiễm cúm hoặc COVID-19. Vậy ứng phó như thế nào trong tình trạng này?
1. Làm thế nào để hết ho kéo dài?
1.1 Thưởng thức một ít mật ong
Trà ấm với mật ong có thể làm dịu cổ họng bị kích ứng. Chất lỏng ấm nóng giúp làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Một thìa mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho. Một nghiên cứu cho thấy ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên, mật ong có thể có hiệu quả tương tự như dextromethorphan, một trong những thành phần chính trong thuốc giảm ho không kê đơn.
1.2 Thử xông hơi mặt
Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen tạo cảm giác dễ chịu khi bạn bị ốm. Không khí nóng, ẩm giúp làm loãng chất nhầy đường hô hấp, dễ dàng tống ra ngoài…; đồng thời làm ẩm đường mũi và đường thở giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
Bạch đàn có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, vì vậy có thể cho lá hoặc vài giọt tinh dầu bạch đàn vào nước sôi, sau đó hít thở sâu.
1.3 Dùng một số thuốc OTC
Trong một số trường hợp có thể lựa chọn thuốc không kê đơn (OTC) như thuốc chống ho (giảm ho) và thuốc long đờm (làm loãng chất nhầy, đờm). Nếu không đỡ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc cảm không kê đơn trong một tuần.
Người bệnh cũng có thể ngậm một viên kẹo (ngậm họng) để làm dịu cổ họng bị ngứa, kích thích.
1.4 Giữ đủ nước cho cơ thể
Nếu bạn bị mất nước, niêm mạc miệng (lớp màng nhầy bên trong miệng) sẽ khô và điều đó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Uống nước sẽ không làm người bệnh hết ho, nhưng cơ thể bị mất nước sẽ bất lợi cho quá trình lành bệnh. Bổ sung nước thích hợp và uống trà ấm là một trong những cách hiệu quả để kiểm soát cơn ho.
2.Nguyên nhân nào gây ra ho kéo dài?
Ho có thể kéo dài hơn các triệu chứng khác do hệ thống miễn dịch vẫn đang hoạt động để chống lại nhiễm trùng, cố gắng đưa đường thở trở lại bình thường; có thể do một số chứng viêm kéo dài, thậm chí tổn thương… gây ho; hoặc người bệnh có xu hướng ho do bị kích ứng trên bề mặt đường thở.
Ngoài ra ho có thể do dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc bị nhiễm vi khuẩn thứ phát như viêm phế quản hoặc viêm xoang sau khi hết bệnh do virus. Điều này cũng thường liên quan đến các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như đau xoang và sốt.
Khi ho kéo dài trong vài tuần, thậm chí đến một tháng sau khi bị bệnh do virus, trong khi cơ thể bạn đang lành lại là điều không bình thường.
3. Cách ngăn ngừa ho kéo dài
3.1 Bảo vệ bản thân
Cách dễ nhất để không ho kéo dài là tránh để bị bệnh ngay từ đầu. Hãy rửa tay sau khi ra ngoài, chạm vào các bề mặt chung hoặc ở gần những người bị bệnh. Điều quan trọng là bạn phải cập nhật các mũi tiêm phòng COVID-19 và cúm...
3.2 Nghỉ ngơi
Ngủ là lúc cơ thể tự sửa chữa một cách tự nhiên. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm thời gian tổng thể của các triệu chứng. Nếu cơn ho khiến bạn khó ngủ, hãy kê thêm gối đầu khoảng 15 độ. Điều này giúp người bệnh dễ thở hơn và có thể ngăn ngừa chất nhầy tích tụ trong cổ họng.
3.3 Hãy lưu tâm đến không khí
Khi người bệnh bị ho, hãy tránh những chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm cơn ho hoặc khiến cơn ho kéo dài hơn. Tránh xa khói thuốc, nước hoa và bất cứ thứ gì người bệnh dị ứng.
Máy lọc không khí có thể loại bỏ bụi, cặn bẩn và các hạt khác có thể gây ngứa, kích ứng cổ họng. Máy sưởi làm khô không khí, có thể gây kích thích ho, vì vậy máy tạo độ ẩm có thể giúp bổ sung độ ẩm trở lại.
4. Khi nào gặp bác sĩ nếu ho kéo dài?
Nếu bạn bị ho sau khi khỏi bệnh nhưng nó có vẻ thuyên giảm theo thời gian, thì không đáng ngại, đây chỉ ‘ho sau viêm’. Tuy nhiên, nếu cơn ho vẫn tiếp tục ở mức độ như cũ và không thuyên giảm, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bị sốt, đau hoặc các triệu chứng mới khác.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()