Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 18:42 (GMT +7)
Hiểu đúng và đủ về các nhóm máu hiếm hiện nay như thế nào?
Thứ 6, 20/08/2021 | 11:19:18 [GMT +7] A A
Các nhóm máu hiếm hiện nay được quy định là những nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng và những nhóm máu xuất hiện dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm.
Chúng ta đều đã biết, mỗi một nhóm máu sẽ có những đặc điểm khác nhau. Khi truyền máu, ngoài những xét nghiệm giúp phát hiện virus lây truyền qua đường máu thì còn cần phải xác định đúng nhóm máu để không cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau.
Đặc biệt là với các nhóm máu hiếm, việc hiểu đúng và đủ các thông tin là cực kỳ quan trọng. Nếu hiểu sai dẫn đến truyền máu không đúng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
1. Nhóm máu là gì và phân loại như thế nào?
Máu người được chia thành các nhóm khác nhau dựa trên điểm khác biệt của các kháng nguyên trên hồng cầu. Các nhà khoa học đã tìm ra được đến hiện nay trên thế giới có khoảng 30 hệ nhóm máu. Trong đó hệ nhóm máu ABO và Rh(D) có tính sinh miễn dịch mạnh nên vô cùng quan trọng.
Nếu truyền khác nhóm máu, kháng thể của người nhận sẽ phá hủy kháng nguyên trên hồng cầu của người cho, từ đó gây các hậu quả nguy hiểm, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc phân loại nhóm máu là vô cùng cần thiết.
1.1. Hệ nhóm máu ABO là gì?
Hệ ABO phân loại máu người thành 4 nhóm máu cơ bản: A, B, AB và O. Trong đó:
- Nhóm máu A:
Đây là nhóm máu đặc trưng bởi các kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và huyết tương có chứa các kháng thể B. Những người mang nhóm máu này có thể nhận truyền máu từ người có cùng nhóm máu A hoặc nhóm máu O và có thể hiến máu cho người nhóm máu A hoặc AB.
- Nhóm máu B:
Đặc trưng của nhóm máu này là trên tế bào hồng cầu có kháng nguyên B và huyết tương có kháng thể A. Người có nhóm máu B có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu hoặc người có nhóm máu AB và có thể nhận máu từ người có nhóm máu B hoặc O.
- Nhóm máu AB:
Nhóm máu này rất ít phổ biến. Chúng đặc trưng bởi trên tế bào hồng cầu có cả kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể trong huyết tương. Những người mang nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu AB nhưng lại có thể nhận máu từ tất cả các nhóm máu còn lại.
- Nhóm máu O:
Ngược lại với nhóm máu AB, đây là nhóm máu phổ biến nhất. Ở trên tế bào hồng cầu của nhóm máu này không có kháng nguyên A và B, nhưng trong huyết tương lại có cả 2 kháng nguyên này. Những người mang nhóm máu O có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác nhưng chỉ có thể nhận truyền máu từ những người cùng nhóm máu.
1.2. Hệ nhóm máu Rhesus – kháng nguyên D
Hệ nhóm máy Rhesus có kháng nguyên D là kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài ABO. Hầu hết trên thế giới hiện nay, mọi người có mang kháng nguyên D trên hồng cầu, được gọi là Rh (hay còn được gọi là Rhesus D dương). Trong khi đó, những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh- (hay còn gọi là Rhesus D âm).
Hiện nay, tỷ lệ số người mang nhóm máu Rh - chiếm khoảng 0,07% dân số nên được xem là nhóm máu hiếm.
2. Các nhóm máu hiếm hiện nay là những nhóm máu nào?
Theo thống kê của Viện Huyết học truyền máu Trung ương, đối với hệ ABO trong dân số Việt Nam có tỷ lệ là 41,1% người mang nhóm máu ), 30.1% dân số mang nhóm máu B, 21.2% có nhóm máu A và 6.6% người có nhóm máu AB.
Theo đó, nhóm máu AB là nhóm máu thuộc hệ ABO hiếm nhất ở Việt Nam, nhưng trong trường hợp cần thiết, người mang nhóm máu này vẫn có thể nhận máu từ người có các nhóm máu khác nên cũng không có ý nghĩa quá cao.
Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 0.07% dân số có nhóm máu Rhesus âm Rh(-). Do đó, khi nhắc đến nhóm máu hiếm ở Việt Nam thường hàm ý nhắc đến nhóm máu này.
Tuy rằng nhóm máu O là nhóm máu dồi dào nhất nhưng trên thực tế lại rất nhanh thiếu hụt do nó có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác. Mặt khác, nhóm máu O chỉ có thể nhận máu O từ người cho nên những người có nguy cơ thiếu máu nhiều nhất là người mang nhóm máu O Rh(-). Nếu trong tình huống cấp bách, rất khó để tìm người cho máu phù hợp.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có 1 số nhóm máu hiếm khác ít được nhắc đến bao gồm:
- Nhóm máu Rh-null:
Đây là nhóm máu rất hiếm và đặc biệt do chúng không chứa bất kì kháng nguyên nào trong hệ Rh. Chỉ có 43 người trên thế giới sở hữu nhóm máu này và chỉ có 9 người đồng ý hiến tặng.
Chính vì chúng không chứa kháng nguyên nên nó có thể truyền cho tất cả các nhóm máu trên thế giới, do đó được gọi là "máu vàng" và có tiềm năng cứu sống người rất lớn. Tuy nhiên lại không thể tiếp nhận được nhóm máu nào khác ngoài nhóm Rh-null. Chính vì vậy, những người mang nhóm máu này có nguy cơ tử vong vì mất máu cao hơn so với những người khác.
- Nhóm máu Lu (ab-):
Đây là một nhóm máu vô cùng hiếm và được phát hiện trên một bệnh nhân tên Luteran vào năm 1945. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ người mang nhóm máu này chỉ là 1/3000.
- Nhóm máu Bombay:
Đây là nhóm máu thiếu các kháng nguyên A, B và H. Nó cũng có thể truyền cho bất kỳ nhóm máu nào trong hệ nhóm máu ABO nhưng lại chỉ có thể nhận máu từ những người cùng nhóm máu. Nếu truyền máu từ người mang nhóm máu khác (A, B, O và AB) sẽ gây phản ứng đông máu, thậm chí tử vong.
3. Những vấn đề có thể gặp phải khi có nhóm máu hiếm
Các nhóm máu hiếm hiện nay thường được đặc biệt lưu ý do những người này thường có khả năng gặp rủi ro nguy hiểm cao hơn những người có nhóm máu phổ biến khác. Những rủi ro này có thể xảy ra khi:
- Khi cần truyền máu do các tai nạn gây mất máu, phẫu thuật.... Cần chú ý rằng các cơ sở y tế không phải lúc nào cũng có sẵn các nhóm máu hiến trong kho dự trữ.
- Nhóm máu hiếm cũng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong thời gian thai kỳ. Theo quy luật di truyền, nếu mẹ có nhóm máu Rh(-), bố có nhóm máu Rh( ) thì tỷ lệ trẻ sinh ra có nhóm máu Rh( ) là 50%. Trong lần đầu tiên mẹ mang thai, bé có nhóm máu Rh( ) nếu không bị tổn thương bánh nhau vẫn có thể phát triển bình thường trong bụng mẹ cho đến khi chào đời.
Tuy nhiên, từ lần mang thai thứ 2 trở đi, thai nhi vẫn có nhóm máu Rh( ) thì sẽ xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu. Giữa mẹ và thai nhi nếu có bất đồng nhóm máu, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau để chống lại kháng nguyên Rh( ) có trên bề mặt hồng cầu của thai nhi, từ đó có thể gây ngưng kết hồng cầu hay còn được gọi là tan máu.
Một cách đơn giản hơn để giải thích điều này là nếu người mẹ có nhóm máu Rh(-) chưa được truyền máu bao giờ, khi mang thai, con thường có nhóm máu giống bố là Rh( ). Khi đó, hồng cầu của thai nhi mang nhóm máu Rh( ) xâm nhập vào máu mẹ, kích thích cơ thể mẹ sinh ra kháng thể kháng Rh( ).
Đến lần mang thai thứ 2, kháng thể này có thể được truyền vào bào thai, chống lại hồng cầu của con, gây các tai biến như phù thai, tan máu ở trẻ sơ sinh, sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ...
- Đặc biệt, nếu người mẹ có nhóm máu Rh (-) và đã mang thai bé có nhóm máu Rh ( ) thì khi truyền máu Rh ( ) có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay cả ở lần truyền máu đầu tiên.
4. Nên làm gì khi có nhóm máu hiếm?
Khi đã xác định được bản thân có mang nhóm máu hiếm, bạn cần đến cơ sở y tế hoặc Viện Huyết học để có thể được tư vấn những thông tin cơ bản. Thông thường, các đơn vị sẽ ghi nhận thông tin về những người có nhóm máu hiếm đến Ngân hàng máu.
Cơ sở dữ liệu về những người có nhóm máu hiếm sẽ được lưu lại và bạn có thể sẽ nhận được những lời đề nghị giúp đỡ những người có cùng nhóm máu khi cần thiết. Ngược lại, nếu bạn cần máu, họ cũng sẽ giúp đỡ bạn.
Cần đặc biệt lưu ý với những phụ nữ có nhóm máu hiếm trong quá trình mang thai. Tuy rằng lần mang thai đầu tiên sẽ có ít nguy cơ hơn nhưng bạn vẫn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa để được tư vấn, theo dõi và điều trị phòng ngừa cho lần mang thai sau này.
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()