Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 20:34 (GMT +7)
Hài hòa, minh bạch trong điều hành giá điện
Thứ 2, 29/05/2023 | 08:16:45 [GMT +7] A A
Giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó, cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”...
Mới đây, Luật Giá (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội. Trong những nhóm nội dung lớn được đại biểu Quốc hội quan tâm, việc xác định rõ phạm vi điều tiết của Nhà nước, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và nghiên cứu, thể hiện rõ hơn về nguyên tắc quản lý, điều hành giá trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như quản lý nhà nước về giá được đặt thành vấn đề trung tâm.
Nhiều ý kiến đề xuất giữ mặt hàng điện ở diện bình ổn giá nhằm đối phó việc giá điện tăng cao trong thực tế. Về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, bình ổn giá điện sẽ trái với quy định của nhiều bộ luật hiện hành.
Đến nay, dự thảo luật đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế; chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng thể hiện rõ hơn nữa nguyên tắc thị trường trong quản lý giá, nguyên tắc định giá của Nhà nước...
Đáng lưu ý là đã có ý kiến đề nghị cần có cơ chế, quy định về nguồn lực (nguồn vốn ngân sách hoặc hàng hóa dự trữ) để điều tiết giá khi cần thiết, trong đó có mặt hàng điện.
Nhiều ý kiến đề xuất giữ mặt hàng điện ở diện bình ổn giá nhằm đối phó việc giá điện tăng cao trong thực tế. Về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, bình ổn giá điện sẽ trái với quy định của nhiều bộ luật hiện hành.
Theo quy định tại Luật Giá năm 2012, mặt hàng điện thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, đồng thời cũng thuộc danh mục bình ổn giá.
Về nguyên lý, biện pháp định giá là biện pháp điều tiết với mức độ cao nhất của Nhà nước đối với giá hàng hóa, dịch vụ để bảo đảm các mục tiêu về hạn chế vị thế độc quyền, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống người dân.
Thực tế qua hơn 10 năm thi hành Luật Giá 2012 cũng chưa phát sinh vấn đề bình ổn giá điện do khi thực hiện định giá, Nhà nước đã tính đến việc hài hòa lợi ích giữa các bên, hạn chế sự ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội, đời sống người dân.
Bên cạnh đó, biện pháp bình ổn giá là biện pháp điều tiết với mức độ thấp hơn của Nhà nước nhằm bảo đảm ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ trong các bối cảnh bất thường.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 30 Luật Điện lực, khi Nhà nước định giá điện, bên cạnh việc xem xét các yếu tố chi phí, còn phải xem xét điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ nhằm bảo đảm đời sống người dân, tạo động lực cho sản xuất.
Thực tế qua hơn 10 năm thi hành Luật Giá 2012 cũng chưa phát sinh vấn đề bình ổn giá điện do khi thực hiện định giá, Nhà nước đã tính đến việc hài hòa lợi ích giữa các bên, hạn chế sự ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội, đời sống người dân.
Mặt khác, trong các trường hợp cần thiết, Nhà nước vẫn có các chính sách khác để hỗ trợ mà không cần thiết sử dụng các biện pháp bình ổn giá.
Như vậy, khi được quản lý theo cơ chế định giá nhà nước, việc phải có biện pháp bình ổn giá điện không còn cần thiết và phù hợp.
Dựa trên cơ sở đánh giá đó, Luật Giá (sửa đổi) lần này đã đưa mặt hàng điện ra khỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và tiếp tục quản lý theo cơ chế định giá nhà nước. Về cơ bản thay đổi này nhằm bảo đảm không trùng lấn về phạm vi triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá.
Đồng thời, việc tiếp tục giữ cơ chế định giá điện vẫn đáp ứng các yêu cầu trong quản lý nhà nước về giá, cũng như các mục tiêu về phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống người dân.
Theo nhandan.vn
Liên kết website
Ý kiến ()