Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 02:17 (GMT +7)
Gỡ khó cho thị trường bất động sản
Thứ 2, 13/02/2023 | 11:22:14 [GMT +7] A A
Sự kiện kinh tế được dư luận quan tâm gần đây là những động thái của cơ quan chức năng về thực hiện chủ trương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Xây dựng là các cơ quan được giao làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ này.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tín dụng cho bất động sản năm 2022 chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành và tăng nhanh hơn mức tăng chung của nền kinh tế.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một lần nữa khẳng định đến nay chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản mà chỉ yêu cầu kiểm soát chặt cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thị trường này; tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được bảo đảm công bằng như các lĩnh vực khác,… Tuy nhiên, thị trường bất động sản lại đang “đóng băng”, có nguy cơ gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tín dụng cho bất động sản năm 2022 chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành và tăng nhanh hơn mức tăng chung của nền kinh tế.
Thực chất, bất động sản là câu chuyện dòng tiền rất lớn gắn chặt với thị trường tài chính và hệ thống tài chính ngân hàng. Dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản không chỉ có vốn tín dụng ngân hàng mà còn đến từ nhiều nguồn khác như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài, vốn của người mua nhà,...
Vì vậy, khi thị trường tài chính trải qua cơn biến động mạnh về trái phiếu doanh nghiệp thì việc kiểm soát chặt cấp vốn vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thị trường bất động sản cũng có thể được hiểu là động thái “khóa van” tín dụng vào thị trường. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp lạm dụng “đòn bẩy” tài chính, phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay tín dụng hoặc huy động từ cổ phiếu, trái phiếu lãi suất cao thì chẳng khác gì “chơi dao hai lưỡi”, khó tránh khỏi tổn thất lớn về tài chính.
Đã có những nhận định cho rằng, năm 2023 là năm có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp bất động sản. Tình trạng thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng “chết trên đống tài sản” nếu không được hỗ trợ giải quyết “nút thắt” về dòng tiền.
Bất động sản hiện đóng góp khoảng 11% GDP và là lĩnh vực có quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành kinh tế khác. Để thị trường này đổ vỡ sẽ ngay lập tức tác động đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ và cả nền kinh tế. Nhưng gỡ khó cho thị trường bất động sản không đơn thuần là bài toán bơm vốn rẻ ra thị trường để phá băng, cách đó không khác gì giải cứu “nhà giàu”.
Thay vào đó, Nhà nước cần tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế nhằm phát triển cân đối các phân khúc thị trường, đáp ứng nhu cầu có chỗ ở của đại bộ phận người dân, không khuyến khích hoạt động đầu cơ. Đồng thời có cơ chế, chính sách pháp luật tạo điều kiện để dòng tiền dịch chuyển một cách bình thường, giúp thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết hướng đến phục hồi, tăng trưởng lành mạnh, an toàn, bền vững.
Bất động sản hiện đóng góp khoảng 11% GDP và là lĩnh vực có quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành kinh tế khác. Để thị trường này đổ vỡ sẽ ngay lập tức tác động đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ và cả nền kinh tế. Nhưng gỡ khó cho thị trường bất động sản không đơn thuần là bài toán bơm vốn rẻ ra thị trường để phá băng, cách đó không khác gì giải cứu “nhà giàu”.
Theo nhandan.vn
Liên kết website
Ý kiến ()