Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 05:09 (GMT +7)
Giao thông kết nối phát triển du lịch
Thứ 7, 15/10/2022 | 08:34:44 [GMT +7] A A
Tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái đi vào hoạt động đã mở ra vận hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là với ngành du lịch. Phát triển du lịch đường bộ dọc tuyến Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái sẽ tạo nên các chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn, thúc đẩy cơ hội kinh doanh du lịch thông qua việc phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ phụ trợ.
TP Móng Cái, 9 tháng năm 2022 khách du lịch đến tham quan đạt trên 867.700 lượt khách, tăng gấp 9,2 lần so với cùng kỳ năm 2021, tăng 44% so kế hoạch tỉnh giao cả năm 2022; thu nộp ngân sách nhà nước từ dịch vụ du lịch ước đạt 35,5 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Đây Ӏà những ϲօn số ấn tượng về lượt du khách đến với tһànһ phố vùng biên Móng Cái. Có thể thấy, sự kiện khánh thành tuyến ϲao tốc Vân Đồn - Móng Cái đầu tháng 9/2022 đã đem lại ϲһօ du lịch Móng Cái những đột phá mới. Kһáϲһ du lịch ϲһỉ mất kһօảng 1,5 tiếng nếu đi từ TP Hạ Long và һơn 3 tiếng đồng hồ đi từ Hà Nội đến TP Móng Cái.
Cùng với đó, các địa phương khác có tuyến cao tốc đi qua cũng đang nỗ lực thu hút khách du lịch. Huyện Hải Hà, dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái qua địa phận huyện Hải Hà với tổng chiều dài tuyến là 20,8km. Trong đó tuyến cao tốc dài 17km đi qua địa phận 5 xã (Đường Hoa, Quảng Sơn, Quảng Long, Quảng Thịnh, Quảng Thành); tuyến đường đấu nối, dài 2,8km đi qua địa phận 3 xã (Quảng Chính, Quảng Thịnh, Quảng Sơn). Với lợi thế này, tuyến cao tốc đã góp phần kết nối cho du lịch Hải Hà phát triển.
Theo phương án của Sở Du lịch, dự kiến sẽ phát triển sản phẩm du lịch theo tuyến cao tốc trên cả hai hướng: Hình thành các sản phẩm du lịch theo chủ đề (con đường chủ đề) về sản phẩm dọc tuyến và hình thành các sản phẩm đặc thù, riêng có của từng địa phương trên tuyến. Điều này, sẽ khai thác một cách hiệu quả thế mạnh của các khu vực, tạo ra chuỗi các điểm đến bản sắc xuyên suốt, đồng thời phân bổ lợi ích kinh tế - xã hội ra nhiều địa phương.
Tuyến cao tốc giúp cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương gia tăng lợi nhuận, tìm kiếm việc làm, thúc đẩy khởi nghiệp, tạo sản phẩm mới, tăng cường hợp tác. Từ đó, có thể tạo ra tăng trưởng thêm cho hoạt động du lịch từ 15-20%.
|
Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch được đưa ra bám sát tài nguyên du lịch của tỉnh: Nhóm tài nguyên tại TX Quảng Yên và TP Uông Bí (tâm linh, văn hóa, lịch sử, gốm sứ mỹ nghệ, du lịch đồng quê...); khu vực TP Hạ Long (khai thác giá trị Vịnh Hạ Long, nghỉ dưỡng, sinh thái trên các đảo; du thuyền tham quan, thương mại, mua sắm, MICE...); khu vực Vân Đồn và Cẩm Phả (nghỉ dưỡng, ẩm thực biển, du thuyền tham quan...); khu vực Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà (du lịch sinh thái, cộng đồng, trải nghiệm); khu vực TP Móng Cái (vui chơi, giải trí, ẩm thực biển, MICE, casino...). Từ đó, phát triển các sản phẩm du lịch trên tuyến, định hướng theo các loại hình: Sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch biển; du lịch lịch sử - văn hóa, tâm linh; du lịch khám phá, mạo hiểm.
Trên cơ sở xác định các loại hình sản phẩm chung, hình thành tuyến đường chủ đề và nhóm các sản phẩm riêng có của từng địa phương sẽ tập trung xác định nguồn khách tiềm năng trên tuyến. Cụ thể là khách du lịch nội địa theo các chương trình của đơn vị lữ hành; khách du lịch nội địa đi tự do, khách du lịch nước ngoài đến từ Trung Quốc và khách du lịch tàu biển đến Quảng Ninh.
Thị trường mục tiêu được xác định phù hợp với nguồn tài nguyên du lịch của từng địa phương. Ví dụ nhóm tài nguyên và sản phẩm tại các khu vực TX Quảng Yên và TP Uông Bí, TP Hạ Long sẽ phù hợp với khách nội địa, khách quốc tế từ một số thị trường Âu, Mỹ, Đông Bắc Á, Trung Quốc và khách du lịch tàu biển. Nhóm tài nguyên và sản phẩm tại khu vực Vân Đồn và TP Cẩm Phả phù hợp với khách nội địa, khách du lịch tàu biển. Nhóm tài nguyên và sản phẩm tại TP Móng Cái phù hợp với khách nội địa, khách Trung Quốc và Đông Bắc Á.
Định hướng chương trình du lịch sẽ bắt đầu từ các điểm xuất phát chính: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, TP Hà Nội, TP Hạ Long, TP Móng Cái. Từ đó, xây dựng các chương trình du lịch theo gói, kết nối điểm xuất phát chính với các nhóm tài nguyên và sản phẩm du lịch, khai thác tối đa hạ tầng giao thông, các tuyến cao tốc để rút ngắn thời gian di chuyển, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho du khách.
Theo ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch, để thực hiện các chương trình du lịch kết nối du lịch dọc tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, trước mắt năm 2022 cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến các giá trị, lợi ích mang lại của hệ thống đường cao tốc gắn với các địa phương trên địa bàn tỉnh có tuyến cao tốc đi qua. Các địa phương cũng cần nhanh chóng xây dựng, ban hành các kế hoạch khai thác phát triển sản phẩm du lịch dựa trên kết nối hệ thống đường cao tốc. Đồng thời, tổ chức các chương trình khảo sát lữ hành, đánh giá hiện trạng và xây dựng một số chương trình du lịch tiêu biểu của các địa phương trên tuyến cao tốc.
Đến năm 2023, triển khai đầu tư trạm dừng nghỉ dọc tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái theo quy hoạch phê duyệt; hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối từ đường cao tốc đến các điểm đến và hoàn thiện hạ tầng tại điểm đến; đào tạo nhân lực phục vụ khách du lịch... Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn về các khu, điểm du lịch, các di tích danh thắng của các địa phương dọc tuyến cao tốc, các đường dẫn đến điểm tham quan; chú trọng vai trò du lịch trực tuyến trong công tác quảng bá, xúc tiến. Bên cạnh đó, chào bán, quảng bá các sản phẩm du lịch đã được xây dựng; xây dựng các danh mục dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách đối với các dự án về dịch vụ du lịch, như: Trạm dừng nghỉ, trung tâm mua sắm sản phẩm OCOP địa phương gắn với hệ thống đường cao tốc.
Đường cao tốc của tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 176km, bắt đầu từ cầu Bạch Đằng chạy qua 8 huyện, thị xã, thành phố đến cửa khẩu Móng Cái, kết nối liên thông với cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, tạo thành tuyến cao tốc dài nhất cả nước dài gần 600km, là tuyến cao tốc duy nhất ở Việt Nam kết nối đồng bộ 3 sân bay quốc tế (Nội Bài - Cát Bi - Vân Đồn) cùng hệ thống cảng biển và logistics, các đầu tàu, cực tăng trưởng kinh tế của phía Bắc và các đô thị lớn; các khu kinh tế ven biển.
|
Hoàng Quỳnh
Liên kết website
Ý kiến ()