Ngày 21/7, ông Hùng, 60 tuổi; Lương Nhân Hòa (45 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm), Nguyễn Đình Cảnh (32 tuổi, Phó phòng Hành chính tổng hợp) bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ.
Tất cả chuyên mục
Ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ để cấp phiếu lý lịch tư pháp trái quy định.
Ngày 21/7, ông Hùng, 60 tuổi; Lương Nhân Hòa (45 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm), Nguyễn Đình Cảnh (32 tuổi, Phó phòng Hành chính tổng hợp) bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ.
Cùng vụ án, Nguyễn Thị Ngọc (41 tuổi, chuyên viên Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Hà Nội), Nguyễn Xuân Thọ và Phạm Quan Hậu (đại diện Văn phòng giao dịch và cộng tác viên của Công ty Luật TNHH Vicco) bị bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ.
Theo Cơ quan An ninh điều tra, việc bắt những người này nằm trong vụ án Tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ được khởi tố cùng ngày.
Vụ án xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Long An và một số tỉnh thành khác.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trên cả nước. Thời gian qua, liên tục xuất hiện tình trạng người dân vất vả xếp hàng cả ngày chờ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, đặc biệt tại Hà Nội và TP HCM.
Ông Nguyễn Quốc Hùng sau đó cho VnExpress biết, trung tâm hàng ngày phải giải quyết 2.000 đến 3.000 hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tất cả đều xử lý tự động nên mọi việc đều "nhanh, gọn", dù việc xác minh rất cẩn thận. Thời hạn trả kết quả là 15 ngày, nhưng thường chỉ từ 5-7 ngày là trung tâm đã trả kết quả về cho các Sở Tư pháp để họ trả lại cho người dân.
Khi xảy ra tình trạng người dân xếp hàng, ông Hùng cùng các nhân viên trung tâm đã phải đóng vai thành người dân để ghi nhận tình hình, sau đó đưa ra các giải pháp. Ông đổ lỗi, cho rằng Sở Tư pháp các tỉnh thành có nhiều bất cập trong việc sắp xếp, tổ chức nên mới dẫn đến tình trạng người dân phải xếp hàng. Ông Hùng cũng kiến nghị đưa ra nhiều giải pháp như tiếp nhận giải quyết bằng ba hình thức trực tiếp, online và qua đường bưu điện.
Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Người dân có thể đến Sở Tư pháp đề nghị cấp giấy xác nhận hoặc thực hiện trực tuyến. Tuy nhiên, sau khi đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc của địa phương, người dân vẫn phải gửi hồ sơ giấy qua bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền nộp. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức thời gian qua lạm dụng yêu cầu lý lịch tư pháp khi tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động. Một số tỉnh thành chưa giải quyết kịp thời nhu cầu cấp xác nhận khiến người dân bức xúc. Nguyên nhân là các bộ ngành chưa cắt giảm quy định yêu cầu nộp giấy lý lịch tư pháp và chưa ứng dụng công nghệ thông tin để cấp trực tuyến cho người dân. |
Ý kiến ()