Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 06:23 (GMT +7)
Giải pháp nào "gỡ khó" cho người mua bảo hiểm mùa dịch
Thứ 6, 17/12/2021 | 10:52:22 [GMT +7] A A
Đại dịch khiến mỗi người phải nhìn nhận và sắp xếp cuộc sống theo thứ tự ưu tiên mới. Không “nhìn” quá xa, tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt để bảo vệ sức khỏe và an toàn tài chính đang được nhiều người ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Bảo hiểm cần thiết giữa mùa dịch
Đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người hiểu rằng cuộc sống đôi khi không đi theo kế hoạch và rủi ro sức khỏe có thể tới bất kì lúc nào. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể bất ngờ bỏ lại những người mình yêu thương mà không báo trước. Chuẩn bị phương án cho những tình huống xấu là điều mỗi người có thể chủ động làm. Với người trụ cột, điều đó còn mang nhiều ý nghĩa khi trách nhiệm với người thân sẽ trở nên trọn vẹn hơn, bản thân có thể “kê cao gối ngủ” vì không còn quá nhiều mối lo cần suy tính.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố Covid-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Vì điều này, sản phẩm bảo hiểm ở một số quốc gia có thể loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với rủi ro do Covid-19. Tại Việt Nam, hầu hết các sản phẩm bảo hiểm đều chi trả quyền lợi bảo hiểm nếu khách hàng không may rủi ro do Covid-19. Bảo hiểm nhân thọ đã và đang làm tốt vai trò dự phòng tài chính trước các rủi ro khó lường.
Trong bối cảnh đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, mỗi người phải tự ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, thực hiện 5K, chích ngừa đủ 2 liều vaccine... Ở góc nhìn tài chính, tham gia bảo hiểm và gìn giữ hợp đồng bảo hiểm là lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, giống như việc chúng ta trang bị thêm “tấm lá chắn” để bảo vệ nguồn tài chính của gia đình và nên là ưu tiên lúc này.
Doanh nghiệp san sẻ khó khăn với khách hàng
Tham gia bảo hiểm đã 10 năm nay, cứ tháng 9 hàng năm, Anh Tâm (36 tuổi, TP. HCM) lại tới công ty bảo hiểm làm thủ tục nộp phí. Anh chưa từng quên hay chậm phí. Năm nay do dịch bệnh kéo dài, thu nhập của hai vợ chồng giảm sút, dù xoay sở nhiều cách, gia đình anh vẫn chưa có đủ tiền để nộp phí bảo hiểm.
"Tôi đang lo lắng không biết có ảnh hưởng gì tới quyền lợi bảo hiểm của mình hay không thì may quá, vừa rồi, công ty bảo hiểm có thông báo tăng thời gian gia hạn đóng phí lên 120 ngày nên tôi đã yên tâm phần nào", anh Tâm chia sẻ.
Anh Tâm không phải là trường hợp hiếm gặp. Dịch bệnh kéo dài đã khiến việc nộp phí bảo hiểm trở thành áp lực với không ít người. Trước thực tế đó, các doanh nghiệp bảo hiểm như Prudential đã chủ động đưa ra phương án hỗ trợ và san sẻ khó khăn cùng khách hàng.
Thay vì 60 ngày, Công ty đã nới rộng thời gian gia hạn đóng phí lên 120 ngày cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực có ngày đến hạn đóng phí trong khoảng thời gian từ ngày 30/08/2021 đến 31/12/2021. Các khách hàng của Prudential như anh Tâm đã có thêm thời gian thu xếp tài chính, trong khi các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm vẫn được đảm bảo.
Khi được hỏi “giải pháp nào cho những trường hợp như anh Tâm”, chuyên gia của công ty bảo hiểm cho rằng người mua không nên vì những khó khăn tạm thời mà làm mất đi quyền lợi bảo hiểm, cũng như phá vỡ kế hoạch tài chính đã bỏ công xây dựng, đặc biệt giữa lúc dịch bệnh bùng phát mạnh như hiện nay. Theo ông, tùy tình hình tài chính cụ thể, người mua có thể cân nhắc một trong các phương án sau:
- Sử dụng giá trị hoàn lại đóng phí tự động: Với sản phẩm bảo hiểm truyền thống có giá trị hoàn lại đủ để nộp một kỳ phí theo hợp đồng hoặc kỳ phí nhỏ hơn. Công ty bảo hiểm sẽ tự động tạm ứng một khoản tiền từ giá trị hoàn lại của hợp đồng để đóng phí tự động nếu sau thời gian gia hạn phí bảo hiểm vẫn chưa được thanh toán. Lưu ý là khách hàng sẽ phải trả thêm khoản giảm thu nhập đầu tư phát sinh từ khoản phí bảo hiểm tạm ứng này.
- Sử dụng quyền tạm ngưng đóng phí: Với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, nếu hợp đồng từ năm thứ 6 trở đi, khách hàng có thể yêu cầu sử dụng quyền tạm ngưng đóng phí. Tuy nhiên, nếu hợp đồng có kèm một số sản phẩm bổ trợ thì người mua cần phải nộp phí cho các sản phẩm này để duy trì quyền lợi bảo hiểm.
Nếu hợp đồng tham gia chưa đủ 5 năm, tùy theo đặc thù của sản phẩm bảo hiểm, khách hàng có thể yêu cầu rút giá trị tài khoản đầu tư thêm hoặc công ty sẽ sử dụng giá trị tài khoản để nộp phí cho hợp đồng hoặc cho các sản phẩm bổ trợ đi kèm nếu thỏa điều kiện.
- Sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng: Người mua nên sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán phí bảo hiểm và hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền cho ngân hàng tối đa trong khoảng 45 đến 55 ngày sau giao dịch, tùy thuộc chính sách của ngân hàng phát hành thẻ.
Sử dụng thẻ tín dụng để nộp phí bảo hiểm, chủ thẻ còn có thể được hưởng chính sách hoàn tiền hấp dẫn. Để biết chi tiết, người dùng cần tìm hiểu cụ thể chính sách ưu đãi của tấm thẻ mà mình đang sở hữu. Ví dụ: thẻ VPLady của ngân hàng VPBank hoàn tiền lên tới 6% cho thanh toán bảo hiểm online và không quá 600.000 đồng/ tháng.
- Thay đổi định kì nộp phí: Khách hàng có thể yêu cầu chuyển định kì đóng phí từ năm thành mỗi nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng. Số tiền cần nộp sẽ được giảm xuống tương ứng và sẽ không còn là áp lực với khách hàng. Lưu ý là yêu cầu này chỉ thực hiện được vào ngày kỷ niệm năm của hợp đồng.
- Duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm: đây được xem là giải pháp cuối cùng khi khó khăn tài chính của người mua được xác định là lâu dài và không còn khả năng khôi phục trong tương lai.
Giải pháp này sẽ giúp người mua duy trì được sự bảo vệ với giá trị bảo hiểm thấp hơn và sẽ không phải tiếp tục nộp phí. Tùy tình trạng cụ thể của hợp đồng mà công ty bảo hiểm sẽ tính toán và xác định có thể thực hiện với hợp đồng của khách hàng hay không.
Không phải bất kì người mua nào cũng nhận tiền bồi thường bảo hiểm, nhưng trên thực tế bảo hiểm đã “cứu cánh” nhiều gia đình trong tình huống rủi ro không mong muốn xảy ra. “Hình thành tính tiết kiệm có kỉ luật là một trong những giá trị mà bảo hiểm mang lại, người mua không nên vì khó khăn tạm thời mà làm mất đi quyền lợi bảo hiểm của mình”. Vị chuyên gia nhấn mạnh.
Trần Huyền
Liên kết website
Ý kiến ()