Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 27/01/2025 23:14 (GMT +7)
Giá lương thực toàn cầu lên mức kỷ lục mới
Thứ 6, 10/12/2021 | 12:50:50 [GMT +7] A A
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đưa ra vào tháng 12, giá lương thực toàn cầu trong tháng 11 tăng 1,2% so với tháng 10 và ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2011 (dù chưa được điều chỉnh theo lạm phát).
Sau khi điều chỉnh lạm phát, giá lương thực bình quân 11 tháng năm 2021 cao nhất trong 46 năm. Giá cao đến bất chấp kỳ vọng rằng tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu vào năm 2021 sẽ lập kỷ lục mọi thời đại: cao hơn 0,7% so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2020. Nhưng do nhu cầu cao hơn (một phần là do lượng lúa mì và ngô tăng lên dùng để làm thức ăn cho động vật), vụ thu hoạch năm 2021 dự kiến sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ vào năm 2021-2022, dẫn đến lượng dự trữ ngũ cốc toàn cầu giảm nhẹ vào cuối năm 2022, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015-2016.
Giá lương thực toàn cầu tăng trong tháng 11 chủ yếu là do giá ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa tăng, trong đó giá lúa mì là động lực chi phối. Bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa nông nghiệp tại Rabobank, cho rằng, phần lớn việc tăng giá lúa mì là do hạn hán và nhiệt độ cao ảnh hưởng đến các nhà sản xuất lúa mì lớn bao gồm Mỹ, Canada và Nga. Hạn hán và nắng nóng ở Mỹ đã khiến vụ lúa mì mùa xuân năm 2021 giảm 40% và tổng vụ lúa mì giảm 10% (lúa mì vụ xuân chiếm khoảng 25% tổng sản lượng lúa mì của Mỹ). Thiệt hại kinh tế đối với nông nghiệp ở Mỹ dự kiến sẽ vượt quá 5 tỷ USD vào năm 2021. Thiệt hại cao nhất được dự đoán là ở Đồng bằng phía Bắc, nơi vụ lúa mì xuân bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và nắng nóng. Vụ ngô năm 2021 của Mỹ được ước tính là lớn thứ hai trong kỷ lục, lớn hơn 7% so với năm 2020. Vụ đậu nành năm 2021 cũng được ước tính là lớn thứ hai trong kỷ lục, tăng 5% so với năm 2020.
Thời tiết khắc nghiệt là yếu tố chính khiến giá lương thực tăng cao
Giá lương thực rất phức tạp, với thời tiết, chính sách nhiên liệu sinh học, chính sách thương mại, chính sách dự trữ ngũ cốc và điều kiện tài chính quốc tế biến động đều là những yếu tố quan trọng. Giá nhiên liệu cao, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và giá phân bón cao đều là nguyên nhân dẫn đến giá lương thực toàn cầu cao như hiện nay. Giá phân bón toàn cầu đã tăng 80% trong năm nay, đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Nguyên nhân chính của giá cao hiện nay bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan (đặc biệt là đợt lạnh tháng 2 ở Texas và cơn bão Ida vào tháng 8), làm gián đoạn sản xuất phân bón của Mỹ và chi phí khí đốt tự nhiên cao ở châu Âu, một thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón). Theo CF Industries, một nhà sản xuất phân bón lớn, tình trạng thiếu phân bón có nguy cơ làm giảm thu hoạch ngũ cốc vào năm 2022.
Nga, nhà sản xuất lúa mì lớn đã tăng thuế xuất khẩu lúa mì trong năm nay để khuyến khích việc giữ nguồn cung trong nước. Giá lúa mì cao trong năm 2011 (do hạn chế xuất khẩu gây ra bởi hạn hán năm 2010 ở Nga) đã dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự lớn (như sự kiện “Mùa xuân Ả Rập”). Giá lương thực cao hiện nay kết hợp với đại dịch đang diễn ra, sẽ làm cho nguồn cung cấp lương thực toàn cầu rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc thời tiết khắc nghiệt vào năm 2022.
Theo congthuong.vn
- Chủ tịch nước gửi thông điệp tại Hội nghị các hệ thống lương thực
- Rà soát, khắc phục ngay tồn tại về hỗ trợ y tế, lương thực, thực phẩm
- UBND tỉnh làm việc với các đơn vị cung ứng nhu yếu phẩm, thuốc phòng chống dịch Covid-19
- Quảng Ninh: Họp phương án dự trù, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm
Liên kết website
Ý kiến ()