Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 05:37 (GMT +7)
Gen Z 'chê' sếp, nhờ ChatGPT tư vấn sự nghiệp
Thứ 5, 22/02/2024 | 10:11:11 [GMT +7] A A
Một khảo sát gần đây cho thấy nhân viên gen Z ưu tiên chọn ChatGPT hoặc mạng xã hội để xin các lời khuyên về sự nghiệp, thay vì trao đổi với người quản lý.
Đó là kết quả khảo sát mới được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu Workplace Intelligence và Công ty phát triển nhân tài INTOO.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 1.600 nhân viên toàn thời gian từ tháng 11 đến tháng 12- 2023 về kinh nghiệm thăng tiến nghề nghiệp. Trong đó, 18% nhóm tham gia nghiên cứu thuộc gen Z.
Gen Z muốn trò chuyện với cấp trên nhiều hơn
Khảo sát cho thấy 47% gen Z cho biết sẽ chuyển sang sử dụng AI hoặc ChatGPT để nhận được lời khuyên sự nghiệp tốt hơn những chia sẻ từ người quản lý, trong khi 55% nói sẽ sử dụng mạng xã hội.
Có đến 62% nhân viên gen Z ước họ có thể nói chuyện với người quản lý thường xuyên hơn về việc phát triển nghề nghiệp, nhưng hầu hết các lãnh đạo đều quá bận. Mặt khác, nhiều bạn trẻ cảm thấy cấp trên không quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của họ, đủ để có thể đưa ra lời khuyên sâu sắc.
Là nhóm nhân khẩu học có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, thế hệ Z đang định hình lại một số tiêu chuẩn của ngành. Họ mong đợi nhiều hơn từ người sử dụng lao động của mình so với thế hệ trước, bao gồm cả những lời khuyên hiệu quả hơn, phúc lợi tốt hơn và nhiều cơ hội học tập hơn.
Gen Z không phải là những người duy nhất không hài lòng với người quản lý của họ. Cứ 10 nhân viên thì có 4 người nói rằng cấp trên đã cho họ những lời khuyên nghề nghiệp "tồi tệ", ở mọi lứa tuổi.
Nhận được lời khuyên tồi ở nơi làm việc gây ra nhiều hậu quả hơn bạn nghĩ. Trước hết, nó có thể cản trở sự phát triển nghề nghiệp. 67% những người được khảo sát cho biết họ đã tiếp tục làm một công việc không phù hợp với mình, hoặc không được thăng chức và/hoặc tăng lương vì nhận được những lời khuyên tồi.
Trao cơ hội để nhân viên phát triển
Hậu quả của việc phớt lờ mong muốn phát triển của người lao động rất rõ ràng. Khoảng 25% tổng số nhân viên, và 44% nhân viên gen Z, có kế hoạch nghỉ việc trong vòng sáu tháng tới vì công ty thiếu hỗ trợ phát triển nghề nghiệp.
Greenland nhấn mạnh: "Nếu tôi làm ở bộ phận nhân sự, tôi sẽ chỉ ra vấn đề này. Với việc thiếu đào tạo, các công ty sẽ mất nhân lực vì không có những cuộc trò chuyện phát triển nghề nghiệp".
Nhiều chương trình mang lại cơ hội thăng tiến cũng có thể giúp giữ chân nhân viên. Khoảng 80% nhân viên và 97% gen Z cho biết việc có được những cơ hội học tập và phát triển (L&D) tốt nhất sẽ cải thiện mức độ gắn kết, sự hài lòng trong công việc, động lực làm việc và khả năng ở lại công ty của họ. Tuy nhiên, chỉ có 22% nhân viên và 41% lãnh đạo nhân sự tin rằng các chương trình L&D của công ty họ là "xuất sắc".
Một số nhà tuyển dụng có thể lo lắng về chi phí đầu tư vào chương trình L&D mới. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Gallup, chi phí thay thế nhân viên mới có thể làm tổn thất gấp từ 0,5 đến 2 lần mức lương hằng năm của nhân viên cũ. Vì vậy, cách tốt hơn vẫn là xây dựng một chương trình L&D hiệu quả và ít tốn kém hơn rủi ro phải thay thế nhân viên nghỉ việc.
Theo tuoitre.vn
Liên kết website
Ý kiến ()