4
18
/
1100273
Quảng Ninh khởi công các công trình mới hàng chục tỷ USD
longform

Quảng Ninh khởi công
các công trình mới hàng chục tỷ USD

Trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phát triển của hầu hết các địa phương đều bị chững lại do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thì Quảng Ninh không chỉ giữ được ổn định đà tăng trưởng, vững vàng phát triển, mà còn tiếp tục khẳng định vẫn là địa chỉ của vùng đất đầu tư hiệu quả, sinh lời, hấp dẫn, một địa bàn năng động, phát triển bền vững. Sự kiện ngày 24/10, tỉnh đồng loạt tổ chức khởi công, khởi động thực hiện 4 dự án có tổng mức đầu tư tương đương khoảng 12 tỷ USD chứng minh năng lượng dồi dào, sức vươn mạnh mẽ của địa bàn vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Kiên trì phương châm phát triển “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, “nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược cơ bản là lâu dài và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá”, “tích cực chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột: Thiên nhiên, con người, văn hoá kết hợp với xu thế hoà bình, hợp tác và hội nhập, trên cơ sở đó đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính hiện đại”… Quảng Ninh đủ năng lượng bứt phá mạnh mẽ không chỉ trong giai đoạn 10 năm vừa qua mà sẵn sàng bệ phóng bứt tốc trong thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI.

“Mạch máu của tổ chức”

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”, Quảng Ninh đã gỡ một “điểm nghẽn” tăng trưởng, bằng việc hoàn thiện đầu tư các tuyến cao tốc nối cao tốc, cảng hàng không, cảng biển quốc tế… từ đây mở cánh cửa phát triển cho “một Việt Nam thu nhỏ”.


“Mỗi một thời điểm yêu cầu về hạ tầng giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, nếu như trước năm 2010 chúng ta thấy mở rộng, nâng cấp được quốc lộ 18A đã là tốt lắm rồi thì sang thập niên mới các tuyến đường cao tốc, sân bay, cảng biển quốc tế mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, mới gỡ được các điểm nghẽn để có những đột phá trong tăng trưởng” – đồng chí Đỗ Thông, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá.

Cầu Bạch Đằng được hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2018, tạo điều kiện thông thương hàng hóa giữa Quảng Ninh với các tỉnh, thành trong cả nước.

Tính từ năm 2013 đến nay sau khi được Chính phủ đồng ý cho sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện giải phóng mặt bằng và thực hiện hình thức PPP để làm tuyến cao tốc đầu tiên Hạ Long – Hải Phòng (dài 25km) và cầu Bạch Đằng, năm 2016 làm Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, năm 2018 làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, năm 2019 làm đường bao biển nối Hạ Long - Cẩm Phả, năm 2020 làm cầu Cửa Lục nối đôi bờ của TP Hạ Long sau khi được mở rộng địa giới hành chính, tỉnh Quảng Ninh đã có một diện mạo hạ tầng giao thông hoàn toàn mới.


Cuối năm 2021 khi tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái hoàn thành sẽ liên thông liền mạch nối từ thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, phát triển vùng, giao thương từ thành phố cửa khẩu vùng biên, từ cánh cung vùng Đông Bắc lan tỏa mạnh mẽ đến các địa bàn kinh tế phát triển năng động khu vực phía Bắc, miền Trung, miền Nam. Từ nền tảng “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” Quảng Ninh đang đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể, trọng tâm ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược. Đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Những công trình tạo dấu ấn Quảng Ninh


L

à địa phương đầu tiên cả nước áp dụng hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong nhiều dự án giao thông “khủng”, Quảng Ninh nổi lên như một “hiện tượng” về thu hút đầu tư hạ tầng giao thông. Bởi chưa có một địa phương nào trong một thời gian ngắn có thể huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách lớn và đồng bộ như vậy (chỉ trong khoảng 6 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã huy động được khoảng 200 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội). Cách làm của Quảng Ninh trong huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng theo hình thức PPP đã được Trung ương đánh giá là tiên phong, táo bạo, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Đó là các tuyến cao tốc nối cao tốc thông suốt hoàn toàn hành trình lưu thông hàng hóa từ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái; lưu thông hoàn toàn con đường du lịch quốc tế, trong nước từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn đến vịnh Hạ Long.


Là Cảng hàng không quốc tế đầu tiên do tư nhân đầu tư, hiện đại, đẳng cấp, sân bay của “nghĩa đồng bào” khi đón hàng trăm chuyến bay giải cứu hàng nghìn người Việt ở khắp nơi trên thế giới về đất nước do đại dịch Covid-19.


Là những cảng tàu khách quốc tế trở thành điểm đến của hành trình di sản vịnh Hạ Long, điểm đến của những thương hiệu tỷ phú thế giới với các siêu du thuyền hạng sang dừng đỗ, nghỉ ngơi hàng tuần…

Bấm để xem đầy đủ <<<


“Đến Quảng Ninh hàng tuần”

Sau 2 năm chống dịch Covid-19, ngành du lịch, dịch vụ của cả thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, trong bức tranh tổng thể này, du lịch Quảng Ninh cũng đã sẵn sàng đón du khách “đến Quảng Ninh hàng tuần” bằng sức hấp dẫn, đẳng cấp của các công trình dịch vụ du lịch.


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, giải quyết đồng bộ và có hiệu quả các mâu thuẫn, thách thức theo hướng: Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo đã cho Quảng Ninh một hình ảnh hoàn toàn mới về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch, dịch vụ, xã hội đồng bộ, hiện đại được nhân dân, nhà đầu tư tin tưởng, ghi nhận và tìm đến.


Với tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 160.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, Sungroup, FLC, CEO, BIM Group, Tuần Châu Group, TH, Amata (Thái Lan), Texhong (Hồng Kông), Yazzaki (Nhật Bản)… đã đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có số vốn đầu tư trong nước, trực tiếp nước ngoài cao của cả nước. Những động lực phát triển mới trên bức tranh kinh tế của Quảng Ninh ngày càng nổi bật hơn, thế mạnh về du lịch, dịch vụ được khơi thông hoàn toàn để phát triển.

Khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử.

Từ thành phố thủ phủ xinh đẹp bên bờ Di sản thiên nhiên thế giới - Hạ Long được tô điểm đẹp hơn bằng quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Ha Long Bay Resort, quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf FLC Hạ Long, Tổ hợp vui chơi giải trí hàng đầu khu vực Sun World Halong Complex gồm nhiều hạng mục như Cáp treo Nữ hoàng, tổ hợp vui chơi giải trí trên đồi Ba Đèo, công viên chủ đề Dragon Theme Park, công viên nước Typhoon Water Park, chuỗi đô thị đẳng cấp, hiện đại từ cửa ngõ vào đến khu trung tâm du lịch Bãi Cháy…


Lấy tâm là Hạ Long, với đầy đủ các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế, chính trị trong hoạch định chiến lược “một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá” quá trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh, đang thực hiện mạnh mẽ chiến lược thúc đẩy phát triển “tâm, tuyến”. Trong đó, khơi dậy tiềm năng du lịch trải nghiệm ở tuyến phía Đông và du lịch tâm linh ở tuyến phía Tây từ những giá trị riêng có từ quần thể di sản nhà Trần ở Yên Tử (Uông Bí), Ngọa Vân (Đông Triều) tạo ra những giá trị phát triển đặc biệt, độc đáo cho hành lang du lịch tâm linh Bắc Nam.


Quảng Ninh đang khởi động mạnh mẽ cho phục hồi ngành du lịch một cách có kiểm soát (theo lộ trình mở nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế) để ngày gần nhất lại đón các chuyến tàu biển quốc tế đưa hàng nghìn du khách cập bến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long hàng tuần, những siêu du thuyền của các tỷ phú thế giới, khẳng định cam kết đầu tư vào Quảng Ninh là đầu tư có lợi và sinh lời bền vững với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại.

Du lịch Quảng Ninh tỏa sáng


Trước đây, nhắc tới du lịch Quảng Ninh, du khách từng chỉ nghĩ tới tham quan Vịnh Hạ Long. Nhưng giờ đây, suy nghĩ này đã thay đổi khi Quảng Ninh có rất nhiều điểm đến mới mang tầm quốc tế có sức hút vô cùng lớn.


Với quyết tâm thực hiện chiến lược đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện. Tỉnh đã dành nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách và huy động các nguồn lực hợp pháp đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long; Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; cầu Bạch Đằng...


Thí sinh tham gia Giải golf Quảng Ninh mở rộng 2021- Cúp truyền hình Quảng Ninh.

Đặc biệt, việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh” dựa trên nguồn lực tư nhân, đồng bộ hạ tầng đi đôi với bảo vệ môi trường, từ đó xây dựng thương hiệu du lịch vươn tầm quốc tế là những gì Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhằm đưa du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.


Sở hữu tài nguyên du lịch phong phú với các trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người, tỉnh đã thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư lớn xây dựng hàng loạt khu du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng mang tầm vóc quốc tế, góp phần thay đổi diện mạo du lịch và tạo nên thương hiệu cho du lịch Quảng Ninh. Có thể kể ra như: Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu - Hạ Long; Sun World Halong Complex; Quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao FLC Hạ Long; Vinpearl Hạ Long Bay Resort; Trung tâm Văn hóa Trúc lâm Yên Tử; Yoko Onsen Quang Hanh…


Không gian du lịch Quảng Ninh đã mở rộng và trải dài khắp các địa phương trong tỉnh, trong đó điểm nhấn là những dự án du lịch đẳng cấp quốc tế của các tập đoàn kinh tế lớn với các gói sản phẩm chất lượng cao, mang lại lợi nhuận lớn. Với quy hoạch bài bản, đầu tư đồng bộ, du lịch Quảng Ninh đang trên chặng đường thăng hoa, tỏa sáng.

Bấm để xem đầy đủ <<<

Động lực dẫn dắt tăng trưởng

2 năm ứng phó trước một thách thức an ninh phi truyền thống mới mang quy mô, tính chất toàn cầu là đại dịch Covid-19, kinh tế của Quảng Ninh vẫn đạt được mức tăng trưởng 2 con số, là một trong số rất ít địa phương giữ được đà tăng trưởng. Để có được kết quả này, Quảng Ninh đã "bẻ lái" rất thành công khi chuyển hướng trọng tâm phát triển sang công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh, giá trị gia tăng lớn.


Các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu thế giới, như Foxconn, Hyundai, Amata… đến Quảng Ninh trong vài năm gần đây với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD, giúp Quảng Ninh hình thành chuỗi cung ứng khép kín trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đây được coi là động lực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam chính thức tham gia các Hiệp định CPTPP, EVFTA và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEF).


Với định hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là xương sống, Quảng Ninh đã xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại, phát triển xanh. Ðồng thời, thực hiện công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển ngành, lĩnh vực; ưu tiên thu hút có chọn lọc các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP và thu ngân sách.

Khu Công nghiệp Đông Mai (TX Quảng Yên).

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 8,6%, cao hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,5%),. Trong đó: Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,0% (cùng kỳ tăng 3,2%); Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,6% (cùng kỳ tăng 8,9%), chiếm tỷ trọng 53,9% GRDP; Khu vực dịch vụ tăng 5,5% (cùng kỳ tăng 3,5%), chiếm tỷ trọng 29,1% GRDP. Khu vực thuế sản phẩm tăng 6% (cùng kỳ tăng 6,7%), chiếm tỷ trọng 11,4% GRDP.


Như vậy sản xuất công nghiệp đang và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Một số sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo 9 tháng tăng so với cùng kỳ như: loa, tai nghe tăng 376,38%; vải dệt từ sợi bông tổng hợp tăng 531,4%; màn hình tivi, sợi bông cotton tăng 17,88%; bột mỳ tăng 6,3%... Sản lượng điện sản xuất tăng 2,72% cùng kỳ, sản lượng điện tiêu thụ tăng 2,55% cùng kỳ.


“Đổi mới mô hình phát triển của khu kinh tế, khu công nghiệp thực sự trở thành trọng điểm thu hút đầu tư, động lực tăng trưởng của tỉnh và của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên”- đó là quan điểm phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới – đồng chí Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết.

Giữ niềm tin trong đại dịch  


T

rong 2 năm 2020, 2021, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát diện rộng trên toàn thế giới và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Là địa phương có cả đường biên giới trên bộ và trên biển, tỉnh Quảng Ninh không chỉ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 qua các đợt dịch bùng phát ở nước ta mà còn giữ vững đà tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Từ đó, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã gửi trọn niềm tin vào tỉnh, trong dịch bệnh vẫn tiếp tục thúc đẩy quá trình đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.


Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đã thành công trong việc thu hút được Tập đoàn Foxconn tới nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh và thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh. Quảng Ninh là địa phương thứ 2 tại Việt Nam (sau Bắc Ninh) được Foxconn lựa chọn để đầu tư, trên diện tích 100.000 m2 với tên gọi Dự án S-Việt Nam tại KCN Đông Mai, TX Quảng Yên. Trong năm 2020, doanh thu xuất khẩu của dự án đạt: 2,018 tỷ đồng; giá trị nhập khẩu đạt 93,3 tỷ đồng. Tính tới thời điểm 7 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt 785,1 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 784,2 tỷ đồng; giá trị nhập khẩu đạt 760,7 tỷ đồng. Năm 2020 nộp thuế nhà nước 112 tỷ đồng; 7 tháng đầu năm 2021 hơn 2,3 tỷ đồng. Hiện tại, dự án “S- Việt Nam” cũng tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 1000 lao động trên địa bàn tỉnh, với mức thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng.


Tại khu vực miền Đông của tỉnh, Tập đoàn Texhong tại KCN Hải Yên (TP Móng Cái) và KCN Cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà) cũng đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đến nay, 2 KCN này đã thu hút trên 20 nhà đầu tư thứ cấp, chủ yếu là sản xuất các sản phẩm dệt may và phụ trợ dệt may, với số vốn đăng ký đầu tư lên đến trên 2 tỷ USD.


Để đạt được những kết quả tích cực trong đại dịch, Quảng Ninh đã có những giải pháp rất cụ thể để vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng theo đúng Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã đề ra. Tỉnh đã đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp để vượt qua khó khăn. Hàng tháng, hàng quý, lãnh đạo tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp; có mô hình gặp mặt doanh nghiệp hàng tuần trong từng lĩnh vực cho nhóm doanh nghiệp, cụm doanh nghiệp…Các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh cũng đã chủ động với nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh. Đó là áp dụng giờ làm linh hoạt; tổ chức cho cán bộ công nhân ở lại ăn Tết tại công trường, nhà máy để sản xuất đáp ứng thời hạn đơn hàng; chủ động cắt giảm chi phí sản xuất; tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh…


Nhờ đó, trong 9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh ước tăng trưởng 8,6%, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước; trong đó, động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến, chế tạo.

Bấm để xem đầy đủ <<<

Thích ứng linh hoạt - Kỳ vọng 2021


Theo phân tích của các ngành chức năng, dịch bệnh Covid-19 sẽ còn kéo dài. Chuyển trạng thái chống dịch từ “Zero Covid” sang “Sống chung với covid” là một thách thức đối với những địa bàn đã giữ được là “vùng xanh an toàn” trong suốt thời gian qua. Bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã được xây dựng trong bối cảnh sản xuất trong vùng xanh an toàn, khi chuyển trạng thái chống dịch đồng nghĩa với việc chấp nhận sẽ có những xáo trộn nếu như có F0 xuất hiện trong cộng đồng hoặc trong người lao động của doanh nghiệp. m dứt, hiện một số tỉnh gần với Quảng Ninh còn đang xuất hiện các ổ dịch mới... sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch và thu ngân sách trên địa bàn.


Khó khăn thách thức còn nhiều nhưng các chuyên gia kinh tế lại cho rằng động lực tăng trưởng của Quảng Ninh vẫn còn rất mạnh mẽ nếu tận dụng tốt các cơ hội từ địa bàn an toàn để tăng tốc phát triển kinh tế nhờ các chuỗi cung ứng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì ổn định.


Trong bối cảnh thực hiện chiến lược chống dịch mới, tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng tâm thế thích ứng, linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Ngày 24/10 tỉnh khởi công, khởi động 4 dự án có tổng mức đầu tư hơn 280.000 tỷ đồng. Gồm: Dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh; Sân golf Đông Triều; Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh và Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1). Đây là những dự án tiếp nối chiến lược phát triển theo phương thức “nâu” sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh, mô hình hợp tác công – tư…

Những dự án vượt “bão” covid


N

hịp phát triển sôi động của Quảng Ninh đã, đang được khẳng định bằng nhiều công trình, dự án lớn, được triển khai liên tục thời gian qua. Ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 tác động đến nền kinh tế, khiến nhà đầu tư dè dặt, cẩn trọng hơn với dòng vốn đầu tư của mình, thì Quảng Ninh vẫn thu hút được những dự án với số vốn rất “khủng”.


Ngày 24/10, tỉnh Quảng Ninh thực hiện đồng loạt khởi công, khởi động 4 dự án trọng điểm, gồm: Khởi công dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh tại TX Quảng Yên và TP Hạ Long; Khởi công dự án Sân golf Đông Triều; Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh; Khởi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1). 4 dự án này không chỉ có mức đầu tư rất lớn (tổng mức đầu tư lên tới 283.000 tỷ đồng) mà còn được nhận định là đã “nhắm trúng” vào trọng điểm chiến lược ưu tiên phát triển của Quảng Ninh, đó là: Đẩy mạnh hợp tác công- tư, nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, tập trung cho chế biến chế tạo và phát triển các lĩnh vực kinh tế theo hướng từ “nâu” sang “xanh”.


Các dự án được đồng loạt triển khai cũng là bước cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV và chủ đề công tác năm 2021 của tỉnh: “Giữ vững địa bàn an toàn và đà tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng”, thể hiện khát vọng vươn lên của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh tác động ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 tại nước ta và trên thế giới.


Đây cũng là một trong nhiều khởi động tích cực của tỉnh Quảng Ninh khẳng định nỗ lực của tỉnh trong thực hiện "mục tiêu kép", đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần chào mừng kỷ niệm 58 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963-2021).

Bấm để xem đầy đủ <<<



Thực hiện: Ngọc Lan

Kỹ thuật đồ họa: Tất Đạt


Những công trình tạo dấu ấn Quảng Ninh
Là địa phương đầu tiên của cả nước áp dụng hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong nhiều dự án giao thông “khủng”, Quảng Ninh nổi lên như một “hiện tượng” về thu hút đầu tư hạ tầng giao thông.
   
Du lịch Quảng Ninh tỏa sáng
Du lịch Quảng Ninh đón khách tham quan, nghỉ dưỡng trong cả 4 mùa. Không gian du lịch Quảng Ninh mở rộng và trải dài khắp các địa phương trong tỉnh.
   
Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, vững niềm tin trong đại dịch
Tỉnh Quảng Ninh không chỉ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 qua các đợt dịch bùng phát ở nước ta mà còn giữ vững đà tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
   
Những dự án vượt "bão" Covid
Cuối tháng 10/2021, Quảng Ninh sẽ khởi công, khởi động 4 dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lên đến 283.000 tỷ đồng.