Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 17:18 (GMT +7)
Phiên thảo luận, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm
Thứ 3, 16/01/2024 | 18:34:49 [GMT +7] A A
Ngày 16/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Tham gia thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã phát huy dân chủ, phát biểu khách quan, thẳng thắn, có căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn với 100 ý kiến tại tổ, 8 ý kiến tại hội trường.
Đối với dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết; nhất trí với bố cục và nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục làm rõ việc một số nội dung liên quan đến thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cần tuân thủ nguyên tắc: Đảm bảo tính đặc thù, không tạo ra các rào cản mới; có ý nghĩa cả về tính lâu dài, làm cơ sở đánh giá tổng kết chương trình trong giai đoạn sau...
Phát biểu thảo luận tại tổ về nội dung này, đại biểu Vũ Hồng Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tán thành sự cần thiết sớm ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG tại kỳ họp lần này. Đồng chí cho rằng cần phải làm rõ việc quản lý vốn và tài sản NSNN hỗ trợ phát triển sản xuất như thế nào, phải có bộ phận theo dõi, giám sát quá trình triển khai, quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ. Đối với 2 phương án của Chính phủ, phương án 1, xem xét cần mở rộng thêm cho các dự án trên 500 triệu từ NSNN hỗ trợ không? Còn đối với phương án 2, Chính phủ cần có tiêu chí xác định nhỏ là bao nhiêu để địa phương quyết định thống nhất, tránh rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm toán. Đại biểu Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng việc phân cấp thí điểm cấp huyện là cần thiết, song băn khoăn khi thời gian gần hết thì tính hiệu lực, hiệu quả không nhiều. Một số nội dung cần cho giai đoạn sau.
Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng cũng nhất trí cho rằng việc ban hành cơ chế đặc thù để thực hiện chương trình MTQG là cần thiết và cần tháo gỡ sớm. Việc tháo gỡ các nội dung theo dự thảo Nghị quyết cũng mới chỉ là một phần. Bởi thực hiện 3 chương trình MTQG còn rất nhiều bất cập, như: Công tác phối hợp giữa 3 cơ quan chủ quản của các chương trình chưa chặt chẽ; dự toán từ địa phương lên trung ương trong chương trình chưa thực sự sát, chưa tổ chức rà soát, thẩm định, đánh giá sự phù hợp của dự toán các địa phương, một nội dung không mang tính thực tế…. Đại biểu đề nghị cần có cơ chế đặc thù, rà soát tổng thể, thống nhất giữa 3 chương trình; tìm ra tính đặc thù của các chương trình; tích hợp tất cả nội dung liên quan trong chương trình giảm nghèo vào chương trình dân tộc miền núi; giảm thiểu các khâu trung gian…
Đại biểu Trần Thị Kim Nhung, Đoàn ĐBQH Quảng Ninh cho rằng nghị quyết thực hiện cho các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 cần xác định những nội dung trọng tâm thực sự cần thiết, khả thi. Đại biểu bày tỏ ý kiến không đồng ý với phương án 1 của Chính phủ về phân cấp cấp huyện, bởi Quốc hội còn phải đánh giá, tổng kết cho giai đoạn sau; 2 chương trình NTM và giảm nghèo chưa chắc đã có giai đoạn sau. Về thời hạn thực hiện Nghị quyết cần cụ thể, không chung chung.
Đại biểu Trần Thị Kim Nhung cho rằng Nghị quyết thực hiện cho các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 cần xác định những nội dung trọng thâm thực sự cần thiết, khả thi. Đại biểu bày tỏ ý kiến không đồng ý với phương án 1 của Chính phủ về phân cấp cấp huyện, bởi Quốc hội còn phải đánh giá, tổng kết cho giai đoạn sau; 2 chương trình NTM và giảm nghèo chưa chắc đã có giai đoạn sau. Về thời hạn thực hiện Nghị quyết cần cụ thể, không chung chung.
Dự thảo Nghị quyết có một số quy định mang tính thí điểm, một số không phải thí điểm. Theo Luật Ban hành văn bản QPPL, Quốc hội có thể cho phép HĐND, UBND ban hành trình tự, thủ tục. Nghị định số 27 của Chính phủ cho phép HĐND quyết định ban hành. Nếu vướng ở Nghị định thì Chính phủ sửa cũng được. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là Nghị định số 27 khi giao HĐND là thiếu căn cứ pháp lý. Nên đây thực chất là bỏ căn cứ pháp lý, không phải đặc thù. Đại biểu bày tỏ nhất trí với phương án 1 ở khoản 5 về quản lý tài chính; Nghị quyết cố gắng quy định những gì đặc thù, cụ thể. Đối với cơ chế đặc thù được ban hành giữa giai đoạn của chương trình, đại biểu đề nghị Chính phủ phải có đánh giá, khảo sát để đảm bảo rằng cơ chế đặc thù sẽ tốt hơn cơ chế hiện hành. Nếu địa phương đang thực hiện rất tốt cơ chế hiện hành thì có cần thực hiện cơ chế mới không, có được thực hiện tiếp cơ chế hiện hành không, cần làm rõ…
Liên quan đến nội dung này, đại biểu Đỗ Thị Lan nhận định: Quy định trường hợp cần thiết ủy quyền cho cấp huyện phân bổ tại điểm c, Khoản 1, Điều 4 là chưa rõ. Đại biểu đồng tình quy định tại Khoản 2, Điều 4 về chỉnh dự toán NSNN hằng năm. Tuy nhiên, điểm a quy định HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán NSNN năm 2024 và điều chỉnh cả chi thường xuyên, chi thường xuyên, chưa có quy định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, cấp huyện; chưa quy định rõ trường hợp nào UBND cấp tỉnh được phân bổ cho UBND cấp huyện. Đối với Khoản 3, đại biểu cho rằng chỉ quy định phân cấp mà không quy định mức độ được điều chỉnh. Như vậy địa phương vẫn khó thực hiện. Đối với Khoản 4 về sử dụng NSNN trong trường hợp giao chủ dự án tự mua sắm, việc quy định cơ quan tài chính cùng cấp xác định giá thị trường hàng hóa là khó, vì cần có hội đồng thẩm định giá. Đại biểu bày tỏ băn khoăn về quản lý, sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ là không áp dụng với tài sản dưới 500 triệu đồng. Đại biểu cho rằng nên quy định cụ thể được miễn giảm thì phù hợp hơn. Một số quy định chờ Chính phủ hướng dẫn mới thực hiện được thì Chính phủ phải có dự thảo…
Đối với Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn, qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất với chủ trương bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025. Các đại biểu cho rằng, việc bổ sung, phân bổ vốn cho các dự án, công trình theo đề xuất của Chính phủ và dự án cấp điện cho Côn Đảo cần được nêu rõ về việc sử dụng nguồn và chủ đầu tư và khi thực hiện sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân… Các đại biểu cũng tham gia ý kiến về danh mục các dự án, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện phân bổ, các biện pháp để quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cân đối vốn để hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Vũ Hồng Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công, tổng vốn các dự án gối đầu không vượt quá 20% tổng vốn đã giao giai đoạn trước. Việc một số dự án vượt lên một vài % thì chấp nhận được, nhưng phải công khai minh bạch. 4 công trình của Bộ Công an không thuộc quy định của Nghị quyết số 106 của Quốc hội, các cơ quan đang phân vân. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ quan điểm ủng hộ các dự án rất đặc thù như của Bộ Công an, dự án Cấp điện cho Côn Đảo rất cần thiết. Còn đại biểu Trần Thị Tuyết Nhung, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị Chính phủ bổ sung giải trình thuyết phục hơn, đặc biệt là bố trí vốn cho các dự án mới xuất hiện, vì các dự án treo còn nhiều, chưa có điều kiện bố trí….
Sau phần thảo luận, đại diện Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tờ trình để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Trúc Linh
Liên kết website
Ý kiến ()