Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 22:18 (GMT +7)
Điều gì xảy ra nếu tiêm vaccine khi đang mắc Covid-19?
Thứ 3, 24/08/2021 | 14:36:12 [GMT +7] A A
Khi các ca nhiễm virus SARS CoV-2 lây lan nhanh có thể xảy ra trường hợp tiêm vaccine khi đang mắc Covid-19 không triệu chứng tại thời điểm đi tiêm chủng mà không hề hay biết.
Trong trường hợp như vậy, điều gì sẽ xảy ra khi bạn tiếp tục tiêm vaccine nếu đang mắc Covid-19? Liệu bạn có đủ điều kiện để tiêm phòng không? Nếu có, nó có thể làm giảm hiệu quả của vaccine không?
Các hướng dẫn hiện hành do các cơ quan y tế hàng đầu đưa ra đề nghị rằng những người hiện đang mắc Covid-19 (đã có kết quả xét nghiệm dương tính và cách ly) hoặc nghi ngờ có các triệu chứng Covid-19 không nên ra ngoài để tiêm phòng và hoàn thành giai đoạn cách ly trước.
Một bệnh nhân dương tính sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm cho những người khác tại nơi tiêm chủng công cộng, nên bất kỳ ai đã tiếp xúc với F0 hoặc thậm chí nghi ngờ mình đang có triệu chứng hãy ở nhà tập trung vào việc hồi phục và lên lịch cho đợt tiêm sau này.
Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp người đi tiêm chủng nhưng không hề biết trong người đang nhiễm virus SARS CoV-2 do họ không có triệu chứng.
Điều gì xảy ra nếu tiêm vaccine khi đang mắc Covid-19?
Về mặt khoa học, không có bằng chứng thuyết phục nào về việc vaccine có thể phản ứng như thế nào khi đã có virus hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này có thể phụ thuộc vào việc ai đó có biểu hiện triệu chứng hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Theo một số nghiên cứu, việc tiêm vaccine khi đã mắc COVID-19 có thể không thực sự gây ra bất kỳ tác dụng có hại nào cũng như cản trở hoạt động của vaccine. Trong khi điều này vẫn còn phải được nghiên cứu thêm, các chuyên gia tin rằng vaccine hoạt động độc lập với virus đã gây viêm trong cơ thể.
Tiêm vaccine khi đã mắc Covid-19 có bị giảm hiệu quả hay không?
Mặc dù vaccine có thể không bị ảnh hưởng bởi virus đang hoạt động trong cơ thể, một số chuyên gia cũng nói rằng vaccine có thể không có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch khỏe mạnh như mong đợi.
Hoạt động của vaccine phụ thuộc vào hiệu quả và kháng thể mà nó gắn kết. Khi một người bị bệnh nó báo hiệu tình trạng viêm đang hoạt động trong cơ thể, có nghĩa là hệ thống miễn dịch đã bận rộn chống chọi với tình trạng viêm nhiễm và có thể không thể tạo ra phản ứng mạnh mẽ khi liều vaccine được tiêm vào cơ thể. Hiệu quả của vaccine và phản ứng miễn dịch cũng có thể bị suy giảm theo mức độ nghiêm trọng.
Tác dụng phụ sau tiêm mạnh hơn?
Nếu cơ thể đã có một số mức độ viêm hoặc các triệu chứng, Tác dụng phụ do vaccine tạo ra có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng cơ thể, khiến sự phục hồi mất nhiều thời gian hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng vaccine có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch, thúc đẩy các kháng thể hoạt động (ngay cả khi nó tương đối chậm), giúp phục hồi bệnh nhanh hơn cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Điều này cũng đã được chứng minh ở những người đã tiêm vaccine và sau đó tái dương tính. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những kết quả nhận định ban đầu và các nhà khoa học cho rằng cần có thêm thời gian để nghiên cứu.
Các chuyên gia cho rằng, tiêm vaccine vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để phòng chống Covid-19, tạo ra kháng thể cộng đồng và sớm đưa cuộc sống bình thường trở lại. Tuy nhiên, không có loại vaccine nào có thể kháng hoàn toàn dịch bệnh do đó sau khi tiêm vaccine Covid-19 người tiêm vẫn phải tuân thủ các biện pháp 5K trong cộng đồng.
Hiện tại Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép cho 5 loại vaccine và đang tiến hành tiêm trên diện rộng trong đó ưu tiên số một cho TP. HCM nơi đang có diễn biến dịch phức tạp nhất, tiếp đến là Hà Nội và các tỉnh thành khác trên cả nước.
Trong ngày 23/8 Bộ Y tế tiếp nhận 501.600 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca do Chính phủ Ba Lan tặng Việt Nam.
Thông tin từ hệ thống tiêm chủng quốc gia cho thấy, trong ngày 22/8 có 298.376 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 17.364.569 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.530.221 liều, tiêm mũi 2 là 1.834.348 liều.
Theo giadinhonline.vn
Liên kết website
Ý kiến ()