Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 17:18 (GMT +7)
Địa phương băn khoăn cách tính tai nạn trên cao tốc
Thứ 4, 02/08/2023 | 14:27:18 [GMT +7] A A
Dù không quản lý, vận hành nhưng khi xảy ra tai nạn trên các tuyến cao tốc qua địa bàn, số liệu thống kê vẫn được tính cho địa phương.
Không quản lý nhưng vẫn cộng số liệu
Ngày 24/7, trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm nhiều người bị thương. Trước đó, ngày 6/7, đoạn qua huyện Bắc Bình cũng xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe tải khiến một người tử vong.
Hay như trưa 23/6, trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận) xảy ra vụ va chạm giữa hai xe tải khiến một tài xế tử vong tại chỗ.
Ngày 24/7, trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm nhiều người bị thương. Trước đó, ngày 6/7, đoạn qua huyện Bắc Bình cũng xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe tải khiến một người tử vong.
Hay như trưa 23/6, trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận) xảy ra vụ va chạm giữa hai xe tải khiến một tài xế tử vong tại chỗ.
Theo quy định, các vụ TNGT xảy ra tại các tuyến cao tốc nêu trên sẽ được thống kê vào số liệu của tỉnh Bình Thuận vì các tuyến cao tốc đều chạy qua địa bàn tỉnh này.
Tại Đồng Nai, ngày 30/4, hai xe tải tông nhau làm một tài xế tử vong trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Long Thành). Số liệu này cũng được tính vào số liệu TNGT của tỉnh Đồng Nai.
Một số địa phương cho rằng, cách tính này là chưa hợp lý, dù là cao tốc do Nhà nước đầu tư hay đầu tư theo hình thức PPP không do địa phương quản lý.
Với đặc thù cao tốc là tuyến đường khép kín, các quy trình vận hành, khai thác, duy tu, bảo trì đảm bảo ATGT địa phương không thực hiện, nhưng khi xảy ra TNGT lại tính số liệu cho địa phương.
Thiếu tá Hoàng Xuân Ân, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Cục CSGT) cho biết, đối với các sự cố, TNGT trên cao tốc xảy ra vừa qua, tổ tuần tra CSGT ghi nhận vụ việc. Đồng thời phối hợp với địa phương giải quyết hiện trường. Tiếp đó bàn giao hồ sơ cho công an địa phương tiếp tục xử lý hậu tai nạn.
Như vậy với quy định cách thống kê hiện tại về số vụ, số người chết và số người bị thương đều được bàn giao hồ sơ xử lý hậu TNGT. Đương nhiên các con số thống kê được tính vào bảng thống kê của địa phương xảy ra vụ việc.
Trong khi đó, một số chuyên viên tại các ban ATGT địa phương cho rằng, quy định này còn bất cập, ảnh hưởng đánh giá kết quả đánh giá thi đua của địa phương cuối năm.
Một cán bộ Ban ATGT tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện các vụ TNGT trên cao tốc qua huyện, xã nào, địa phương vẫn phải nhập liệu thống kê, báo cáo. Theo quy định, tai nạn xảy ra ở địa phương nào thì thống kê cho địa phương nơi xảy ra vụ việc.
“Chẳng hạn hai tuyến cao tốc qua tỉnh, khi vụ việc xảy ra thuộc đơn vị khác quản lý, không phải địa phương nhưng các sự cố, tai nạn lại thống kê cho địa phương”, vị cán bộ nêu.
Cao tốc giúp kéo giảm TNGT
Theo ông Huỳnh Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, các tuyến cao tốc là đường mới không thuộc địa phương quản lý trực tiếp. Việc tính số liệu thống kê các vụ TNGT, cộng vào báo cáo của địa phương như hiện nay gây băn khoăn.
Trong khi đó, nhiều ban ATGT địa phương cho rằng, cần thống kê riêng cho các tuyến cao tốc.
Tại Ninh Thuận, hiện trên địa bàn tỉnh có tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đang thi công, dự kiến được đưa vào khai thác trong năm 2024.
Ông Phạm Thông, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Ninh Thuận cho rằng, địa phương không quản lý, không đầu tư, bảo trì, tuần tra. “Nên chăng cần có cơ chế báo cáo, thống kê các sự vụ riêng dành cho các tuyến cao tốc”, ông Thông đề đạt.
Theo quy định, Bộ Công an được giao thống kê số liệu TNGT trên toàn quốc. Số liệu chính thức sẽ được Ủy ban ATGT Quốc gia và các đơn vị liên quan sử dụng tham mưu chính sách đảm bảo ATGT cho Chính phủ.
Từ con số thống kê, ở tầm vĩ mô các cơ quan chuyên môn sẽ hoạch định các chính sách, tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, đẩy lùi TNGT.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, các số liệu thống kê TNGT và phân tích nguyên nhân TNGT là căn cứ quan trọng để chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách.
Chẳng hạn, nếu phân tích thấy số liệu TNGT trên tuyến cao tốc cao, sẽ có những giải pháp thích hợp, từ công tác tuyên truyền đến xử lý hạ tầng để kéo giảm TNGT.
Trao đổi với PV, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc đưa vào khai thác các tuyến cao tốc đã giảm lưu lượng trên quốc lộ 1, giảm xung đột giao thông qua các khu dân cư, từ đó kéo giảm giảm TNGT qua địa phương.
Ông Hùng dẫn chứng khi chưa có cao tốc, xe tải, ô tô đi qua đô thị chạy liên tỉnh xảy ra ra tai nạn nhiều. Cao tốc đưa vào khai thác, tai nạn trên quốc lộ đã giảm đáng kể. Phải nhìn nhận tổng thể có cao tốc đưa vào khai thác, xe cộ đi lại an toàn hơn.
“Vì vậy, khi có cao tốc, tai nạn giảm vẫn được tính cho địa phương. Như vậy, quy định các vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn nào, kể cả cao tốc, tính cho địa phương đó là hợp lý”, ông Hùng nói.
Theo Báo Giao thông
Liên kết website
Ý kiến ()