Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 22:32 (GMT +7)
Dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Thứ 3, 29/03/2022 | 22:54:38 [GMT +7] A A
Trời cuối tháng 3 đột ngột trở lạnh, thời tiết thay đổi thất thường rất có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị dị ứng thời tiết.
Thực tế, tình trạng dị ứng thời tiết xảy ra do hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với chất gây dị ứng và bất cứ thứ gì mà cơ thể xác định là ngoại lai. Tình trạng dị ứng thời tiết có thể xuất hiện gồm cảm lạnh thông thường, hen suyễn.
1. Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết được biết đến là bệnh lý rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tình trạng dị ứng thời tiết thực chất xảy ra do thay đổi nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột.
Ngoài ra, tình trạng dị ứng thời tiết còn có thể xảy ra do sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc có thể do thay đổi của nồng độ phấn hoa có trong không khí.
Tình trạng dị ứng thời tiết thông thường có thể khiến người bệnh xuất hiện da mẩn đỏ, bị ngứa hoặc nổi mề đay.
Đối với một số trường hợp nghiêm trọng thì dị ứng thời tiết còn có thể đi kèm các vấn đề sức khỏe khác như hô hấp, mũi họng và gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
2. Triệu chứng của dị ứng thời tiết
Điểm danh một số triệu chứng cụ thể khi bị dị ứng thời tiết gồm:
- Mũi, người bệnh bị dị ứng thời tiết dễ mắc phải tình trạng sổ mũi và ngạt mũi.
- Mắt, dị ứng thời tiết khiến người bệnh bị ngứa mắt, chảy nước mắt.
- Dị ứng thời tiết có thể gây chết người, cẩn thận với những dấu hiệu sau đây
- 8 mẹo điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết tại nhà hiệu quả, dễ làm
- Da ngứa, da khô và có vảy.
- Bị hắt xì.
- Ho khan.
- Có thể mệt mỏi và thở khò khè.
Đối với các vấn đề dị ứng thời tiết khác nhau thì sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng khác nhau.
3. Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng
3.1. Dị ứng thời tiết do trời hanh khô
Cuối tháng 3, những ngày thời tiết hanh khô, nhiều gió còn có thể trở thành nguyên nhân gây ra các dị ứng tăng đột biến.
Hơn nữa, gió đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán phấn hoa. Đặc biệt, phấn hoa được biết đến là một chất gây dị ứng phổ biến.
Ngoài ra, nấm mốc cũng được biết đến là một nguồn khác gây ra các triệu chứng dị ứng vào những ngày hanh khô, nhiều gió.
3.2. Dị ứng thời tiết do trời mưa, ẩm ướt
Bản chất, các triệu chứng dị ứng có thể diễn ra tồi tệ hơn vào các ngày mưa ẩm. Dù bào tử nấm mốc thường sẽ lây lan qua gió. Tuy nhiên, có một số loại nấm mốc lại có thể lây lan khi độ ẩm cao hơn. Chưa hết, bào tử nấm mốc còn có thể di chuyển qua sương mù hoặc sương.
Thời tiết khô hanh, gió lạnh có thể khiến phấn hoa phát tán, tuy nhiên trời mưa ẩm lại là nguyên nhân khiến các phấn hoa bị rò rỉ các protein và gây dị ứng vào không khí, đặc biệt tình trạng này thường xảy ra nghiêm trọng hơn khi có giông bão.
3.3. Nhiệt độ lạnh
Thời tiết lạnh còn có thể gây ra các phản ứng dị ứng, hiện tượng này được biết đến là nổi mề đay do lạnh gây ra. Quan trọng hơn cả, tình trạng này có thể được kích hoạt khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh bên ngoài và bên trong.
Một số triệu chứng dị ứng do thời tiết lạnh gây ra có thể kể đến gồm: da đỏ, da sưng tấy, ngứa da…
Mề đay được biết là bệnh mãn tính có thể tự khỏi hoặc tồn tại suốt đời. Đa số, các triệu chứng có thể biến mất trong thời gian khoảng 5 năm đối với 50% số người mắc mề đay.
Người mắc mề đay do thời tiết có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng histamine, các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng dị ứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
3.4. Thời tiết ấm áp
Thời tiết ấm hơn cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa. Khi đó, không khí ấm hơn mang theo nhiều hạt phấn hoa hơn, điều này đồng nghĩa với việc mọi người có nhiều khả năng hít phải chúng hơn.
4. Dị ứng thời tiết theo mùa
Tình trạng dị ứng có liên quan đến thời tiết thường được gọi là dị ứng theo mùa. Đối với một số mùa khác nhau có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mùa xuân:
Dị ứng mùa xuân thường diễn ra từ đầu tháng hai và kết thúc vào đầu hè. Điều này xảy ra do chu kỳ thụ phấn của thực vật.
Trong khi đó một số lượng phấn hoa từ cỏ và cây cối khi phát hiện vào mùa xuân, nhiệt độ mát hơn vào ban đêm và ấm hơn vào ban ngày. Lúc này, mức độ phấn hoa cao nhất vào buổi tối trong mùa xuân.
Mùa hè:
Mùa phấn hoa của cỏ và cây tiếp tục vào mùa hè. Mức độ phấn hoa cao nhất vào buổi tối đầu mùa hè. Phấn hoa có thể gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng đến muộn hơn vào mùa hè với lượng phấn hoa cao hơn vào buổi sáng.
Mùa thu:
Thực chất có rất ít chất gây dị ứng thực vật có trong không khí khi mùa thu đến. Tuy nhiên, mùa phấn hoa cỏ vẫn tiếp tục vào đầu mùa thu. Hơn nữa. nấm mốc cũng có thể xuất hiện ở những khu vực ẩm ướt.
Mùa đông:
Khác với mề đay do lạnh, hầu hết các bệnh dị ứng do thời tiết không xảy ra ở nhiệt độ quá lạnh.
Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng vào mùa đông điều này có thể cho thấy dị ứng ít có khả năng do thời tiết gây ra. Bạn có thể bị dị ứng với các chất gây dị ứng trong nhà khác như: bụi, nấm mốc trong nhà hoặc lông thú cưng.
Dù không thể ngăn ngừa dị ứng hoặc kiểm soát thời tiết, tuy nhiên bạn có thể thực hiện một vài bước để giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng của mình. Nếu có thể, hãy tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ngoài ra, cần theo dõi thời tiết để theo dõi các yếu tố khởi phát, chẳng hạn như mưa hoặc gió. Đeo khẩu trang khi hoạt động ngoài trời.
5. Điều trị dị ứng thời tiết bằng cách nào?
Thực tế, các triệu chứng do dị ứng thời tiết thường có thể được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi và kem.
Thuốc kháng histamine có tác dụng ngăn chặn các hóa chất trong hệ thống miễn dịch của bạn gây ra phản ứng dị ứng.
Thuốc thông mũi làm giảm sưng tấy trong mũi và xoang, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Thuốc xịt mũi cũng rất hiệu quả để điều trị các triệu chứng sổ mũi, ngứa mũi.
Kem bôi da có thể tạm thời làm giảm ngứa và đau do phát ban do dị ứng.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể phải dùng thuốc theo toa như steroid tại chỗ hoặc uống để điều trị các trường hợp dị ứng nghiêm trọng hơn.
Trong một số trường hợp, liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng để điều trị dị ứng.
Mặc dù các triệu chứng dị ứng thời tiết có thể gây khó chịu nhưng chúng thường không nguy hiểm đến tính mạng. Khi tình trạng dị ứng thời tiết gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn thì cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp nhất.
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()