Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 15:38 (GMT +7)
Đề nghị xử lý các cá nhân, tổ chức đưa thông tin sai lệch về sách giáo khoa phổ thông
Thứ 4, 18/10/2023 | 22:45:24 [GMT +7] A A
Ngày 18/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý các cá nhân, tổ chức đưa thông tin sai lệch về sách giáo khoa phổ thông.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), những ngày gần đây, nhiều trang mạng xã hội lan truyền thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu ngữ liệu trong sách giáo khoa như: Giã gạo thổi cơm, Bắn Tung Tóe, Bạn An dũng cảm, Bé xách đỡ mẹ, Vẽ gì khó... dẫn đến nhiều bình luận tiêu cực về sách giáo khoa, người viết sách giáo khoa và ngành Giáo dục.
Bộ GD&ĐT khẳng định các nội dung trên không có trong bất kỳ cuốn sách giáo khoa hiện hành nào đang được sử dụng tại các nhà trường.
Văn phòng Bộ GD&ĐT đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xác minh, kiểm tra nguồn gốc các thông tin minh trên; có giải pháp ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai sự thật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng tải, bình luận xuyên tạc, sai sự thật khiến dư luận hoang mang, ảnh hưởng tới uy tín ngành Giáo dục.
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh và thông tin cho rằng, những ngữ liệu trong sách giáo khoa với nội dung không phù hợp để dạy trẻ nhỏ. Những hình ảnh và thông tin này thu hút rất nhiều bình luận tiêu cực về chất lượng sách giáo khoa mới.
Sách giáo khoa hiện hành, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm ba bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020. Các khối lớp từ 1 đến 4, 6 đến 8 và lớp 10, 11 đã học theo chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
Còn với các bài: Bài "Giã gạo thổi cơm" trong cuốn "Nựng nựng nà nà" thuộc bộ "Đồng dao cho bé" của NXB Kim Đồng; bài "Vẽ gì khó" hay "Bé xách đỡ mẹ" trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Công nghệ giáo dục từng được sử dụng trong một số trường theo chương trình cũ.
Theo Baotintuc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()