Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 18:36 (GMT +7)
Để không còn ám ảnh bệnh dại và chó thả rông
Thứ 5, 07/03/2024 | 08:40:49 [GMT +7] A A
Năm 2023, Việt Nam ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại trong năm 2023, tăng 12 ca so với năm trước đó, 500.000 người phải tiêm vaccine dại, chi phí 600 tỉ đồng.
Đó là con số chính thức do Bộ Y tế đưa ra, nhưng trên thực tế số người tử vong vì bệnh dại cũng như số tiền để tiêm phòng có thể cao hơn. Cục Y tế dự phòng thông tin, bệnh dại lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể. Khi đến thần kinh trung ương, virus sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt.
Tại thời điểm này, con vật trông vẫn bình thường do hệ thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể, nhưng nước bọt của chúng đã có virus dại. Sau đó, virus dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh, làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật.
Mới đây, ngày 28.2, một con chó dại bất ngờ chạy vào Trường TH&THCS Dực Yên (xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) tấn công 13 học sinh và 1 thầy giáo. Ngay sau đó, toàn bộ học sinh và thầy giáo đã được tiêm vắc xin và chuyển tuyến tới CDC Quảng Ninh tiêm huyết thanh phòng dại. Ngay sau đó, tỉnh Quảng Ninh đã gấp rút thực hiện công tác rà soát tổng đàn chó mèo, nhốt xích và tiến hành tiêm vắc xin quy mô trên toàn tỉnh xong trước ngày 15.3.
Còn tại Hà Nội, ngay đầu tháng 3.2024, UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 563/UBND-KGVX, chỉ đạo các đơn vị chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn. Theo đó, UBND TP giao Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời chia sẻ thông tin với Chi cục Chăn nuôi và Thú y khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn; phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dại trên người theo quy định.
Tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh dại đầy đủ cho người bị động vật cắn, đảm bảo đủ vắc xin và huyết thanh kháng dại đã được cấp phép sử dụng.
Kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
UBND TP cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn theo đúng quy định; Chỉ đạo thành lập, duy trì, tăng cường hoạt động có hiệu quả của các đội bắt chó thả rông.
Đồng thời, để hạn chế những ca tử vong rất cần ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là những chủ nuôi chó mèo.
Theo Laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()