Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 15:51 (GMT +7)
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Đầu tư cơ sở vật chất y tế, giáo dục vùng khó
Thứ 6, 08/04/2022 | 08:29:13 [GMT +7] A A
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư cho y tế, giáo dục vùng khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Qua đó, đã từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống của người dân, góp phần kéo giảm khoảng cách giữa các vùng, miền.
Từ thực tiễn triển khai các chương trình đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành chương trình 135, BCH Đảng bộ tỉnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, nổi bật gần đây là Nghị quyết số 06-NQ/TU “Về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Cụ thể hoá Nghị quyết này, HĐND tỉnh cũng ban hành Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND, trong đó, ưu tiên địa bàn 25 xã và 24 thôn mới hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016-2020, đặc biệt trong Nghị quyết này cũng đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho việc đầu tư cơ sở vật chất giáo dục, y tế tại vùng khó.
Quảng Sơn và Quảng Đức là 2 xã vùng cao biên giới của huyện Hải Hà với địa bàn rộng, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Hiện trên địa bàn 2 xã có 7 trường học (Quảng Sơn 4 trường, Quảng Đức 3 trường), trong đó có 29 điểm trường lẻ. Mạng lưới trường, lớp học trải rộng đến các thôn, bản cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn. Từ năm 2020 đến nay, với nhiều nguồn lực, 2 xã có 5 trường cấp TH, THCS được xây dựng cùng nhiều điểm trường và trường được cải tạo, sửa chữa. Đến nay, cơ bản hệ thống cơ sở vật chất được cải thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học của nhà trường… Trên cơ sở rà soát thực trạng, năm nay, huyện Hải Hà tiếp tục đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện sửa chữa 6 công trình nhằm xóa bỏ các phòng học thiếu an toàn; sửa chữa các công trình vệ sinh chưa đạt chuẩn.
Đối với lĩnh vực y tế, hiện Trạm Y tế xã Quảng Sơn có 2 tòa nhà, phòng 10 chức năng, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Trạm Y tế. Còn Trạm Y tế xã Quảng Đức có 3 tòa nhà, tuy nhiên cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, điều kiện phòng làm việc chật hẹp không đáp ứng kịp thời cho hoạt động.
Để sớm hoàn thành các mục tiêu, thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất y tế, giáo dục cho các xã, thôn, bản khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Các địa phương cũng chú trọng rà soát các cơ chế, chính sách hiện có, kịp thời đề xuất bổ sung, thay thế, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn đầu tư dứt điểm cho các dự án, những công trình về giáo dục, y tế thực sự cần thiết, cấp bách… Theo đó, từ nhiều năm nay, hằng năm, tỉnh chi cho GD&ĐT chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách của tỉnh, trong đó chi thường xuyên chiếm khoảng 30-35% tổng chi thường xuyên của tỉnh. Riêng giai đoạn 2015-2020, tỉnh chi gần 22.000 tỷ đồng cho lĩnh vực GD&ĐT.
Việc hoàn thiện cơ sở vật chất giáo dục, y tế vùng khó đã và đang góp phần vào thành công chung của tỉnh trong nâng cao quy mô mạng lưới trường lớp và y tế, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đến tháng 2/2022, toàn tỉnh có 554/631 trường chuẩn quốc gia (đạt 87,8%). Các địa phương có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cao: Ba Chẽ, Cô Tô (100%); Đầm Hà (96,43%); Đông Triều (96,34%); Tiên Yên (94,24%); Quảng Yên (92,19%).
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại cho y tế cơ sở đã góp phần hạn chế tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh. Công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở, tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng các dịch vụ y tế ngày một tốt hơn
Hiện ở 177 trạm y tế tuyến xã, các địa phương cũng dành kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cho các trạm, nhất là các địa bàn vùng khó khăn, như: Máy siêu âm, máy điện tim, bàn khám sản khoa, ghế khám răng... phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân ngay tại tuyến cơ sở. Từ khi tỉnh đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cơ sở; đầu tư thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ và sự hỗ trợ của tuyến trên về chuyên môn đã giúp các y, bác sĩ ở tuyến dưới tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật mới và khó. Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại địa phương.
Mặc dù đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên hiện nay, nhiều địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS trong tỉnh vẫn còn khó khăn. Mới đây, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức đi khảo sát về cơ sở vật chất giáo dục, y tế một số xã đã hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020. Qua khảo sát, đoàn đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng cơ sở giáo dục; tham mưu có lộ trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa tổng thể theo hình thức cuốn gói, trong đó ưu tiên hoàn thành chủ trương nhà vệ sinh đạt chuẩn và phòng học an toàn; xây dựng, sửa chữa phòng ở đảm bảo điều kiện ăn ở, chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh bán trú; xây dựng nhà ở cho giáo viên. Đồng thời, rà soát tổng thể trạm y tế xã, ưu tiên các trạm chưa đảm bảo cơ sở vật chất; từ đó, tăng cường điều hành ngân cách đảm bảo các nguồn kinh phí sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, trang sắm thiết bị giáo giái dục, y tế được phân khai hiệu quả...
Nguyễn Huế
Liên kết website
Ý kiến ()