Mụn thường gặp ở thanh thiếu niên, giảm dần khi đến tuổi trưởng thành. Phần lớn mụn xảy ra do nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, thay đổi nội tiết tố, căng thẳng... Trong một số trường hợp, màu sắc hay vị trí mọc mụn có thể dự đoán nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Mụn có màu lạ, lâu khỏi
Triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy là nốt mụn trông giống như mụn nhọt nhưng không chứa mủ, dễ chảy máu, đóng mài, ngứa. Vùng da quanh nốt mụn có thể có màu xanh lam, tối màu, sẹo ở giữa vết sưng. Thông thường, các nốt mụn không khỏi trong ít nhất vài tuần hoặc có xu hướng xuất hiện trở lại ở cùng một chỗ.
Ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy thường xảy ra ở những vùng cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, đầu, cổ và mu bàn tay.
Mụn cóc mọc thành mảng
Mụn cóc là sự tăng sinh lành tính của da và niêm mạc do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Mụn có kích thước nhỏ, lớn nhất chỉ bằng hạt gạo hoặc hạt đậu nành, thường mọc thành từng mảng ở các vị trí như mặt, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục.
Những nốt mụn này rất dễ nhầm lẫn với ngứa da, dị ứng. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với hai bệnh trên là chúng không tự khỏi hoặc không bớt khi dùng thuốc chữa thông thường.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), HPV là nguyên nhân gây ra hơn 90% ca ung thư hậu môn và cổ tử cung, khoảng 70% ca ung thư âm đạo và âm hộ, 60% ca ung thư dương vật.
Ý kiến ()