Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 06:57 (GMT +7)
Công nghệ màn hình mới có thể tăng gấp đôi thời lượng pin cho smartphone hay Nintendo Switch OLED
Thứ 2, 18/10/2021 | 14:46:10 [GMT +7] A A
Mức tiêu thụ điện năng màn hình hiện là yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác sở hữu màn hình OLED sau mỗi lần sạc. Khi các chipset di động bắt đầu chuyển sang tiến trình 5nm, mức điện năng tiêu thụ trung bình của màn hình không còn là yếu tố tiên quyết để đo lường thời gian sử dụng pin, trừ khi người dùng chơi những tựa game 3D nặng trong một thời gian dài.
Đối với quá trình sử dụng hàng ngày, thời lượng pin trên điện thoại của chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào màn hình và công nghệ đằng sau nó. Những màn hình OLED LTPO hàng đầu của Samsung, vốn xuất hiện trong dòng iPhone 13 Pro cũng như những chiếc Galaxy S21, được sản xuất theo quy trình sản xuất màn hình thế hệ thứ 6 mới nhất và có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn đáng kể so với tấm nền LTPS có trên iPhone 13, dù chúng sở hữu tần số quét cao hơn.
Samsung dường như lại đang nghiên cứu thế hệ màn hình OLED 8,7. Trong khi đó, Giáo sư Chang-Hoon Hwang đến từ Đại học Dankook, Hàn Quốc đã gợi ý đến một quy trình sản xuất màn hình hoàn toàn mới, có thể tạo ra một cuộc cách mạng hóa cho các thiết bị di động.
“Do hiện tượng bóng đổ, diện tích hoạt động hiện chỉ chạm ngưỡng 600 PPI và có một giới hạn trong việc tăng diện tích phát sáng. Nhưng nếu thực hiện phương pháp bay hơi dọc (vertical evaporation), khu vực hoạt động sẽ tăng gấp đôi. Và nếu nó được tăng gấp đôi, tôi nghĩ mức tiêu thụ điện năng sẽ giảm đi một nửa, đồng thời tuổi thọ cũng được tăng lên.
Với phương pháp đó, hiệu suất điện năng sẽ tăng lên. Cân nhắc đến một chiếc điện thoại Galaxy, thông thường nó sẽ đạt 10 giờ hoạt động, nhưng với phương pháp này, nó sẽ có thể vượt lên mức 20 giờ.”
Nói chung, công nghệ lắng đọng vật liệu hữu cơ trên màn hình OLED mới sẽ ngăn chặn hiện tượng bay hơi tràn lan như hiện tại. Bằng cách hạn chế sự bay hơi ngang không thể tránh khỏi, hiện tượng bóng đổ ngăn cản màn hình OLED lớn vượt quá rào cản mật độ điểm ảnh 550 PPI cũng sẽ được giải quyết. Từ đó, chúng ta có thể thấy những màn hình OLED 10.000 PPI trong tương lai.
Không chỉ vậy, việc tăng gấp đôi diện tích hoạt động của các vật liệu pixel sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Và quan trọng nhất, công nghệ hứa hẹn này sẽ giảm mức điện năng tiêu thụ tổng thể của màn hình xuống đáng kể.
Công nghệ ‘noodle source deposition’ mà Giáo sư Hwang đề cập đến hiện đang trong giai đoạn phát triển nguyên mẫu. Đội ngũ khởi nghiệp của ông đang đảm bảo nguồn vốn cho vòng đầu tư tiếp theo, với mục đích sản xuất hàng loạt những tấm nền như vậy hòng chứng minh giải pháp của mình.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()