Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 20:39 (GMT +7)
Con người đã khám phá được phần nào của đại dương?
Thứ 2, 26/06/2023 | 15:25:04 [GMT +7] A A
Theo Viện Hải dương học Woods Hole, khoảng 71% diện tích Trái Đất được bao phủ trong nước, nhưng cho đến nay chỉ 5% diện tích đại dương được con người khám phá.
Độ sâu của đại dương được chia thành các khu vực
Đầu tiên chính là vùng euphotic hay còn gọi là "vùng ánh sáng mặt trời", sâu khoảng 200 mét so với bề mặt biển. Đây là nơi ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới, đồng thời cũng là nơi phát triển của các loài thực vật phù du và tảo vĩ mô.
Độ sâu 200-999 mét là vùng khó phát quang hay còn được gọi là "vùng chạng vạng", nơi này lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh, khu vực Biển Baltic và Biển Đỏ đạt đến độ sâu này.
Ở độ sâu 1km trở lên chính là vùng aphotic, nơi ánh sáng không thể chiếu tới. Trong khu vực này, "vùng nửa đêm" kéo dài đến độ sâu khoảng 3,9km và vực thẳm kéo dài đến 5,8km.
Mảnh vỡ của con tàu Titan gặp nạn mới đây, được tìm thấy cách xác tàu Titanic gần 500m và nằm ở độ sâu 4km thuộc "vùng nửa đêm" của đại dương.
Vượt qua độ sâu này chính là vùng hadal.
Biển Địa Trung Hải, Biển Caribê, Biển Đỏ và tất cả các đại dương trên thế giới đều đạt đến vùng aphotic, nơi chỉ có ánh sáng tạo ra bởi các sinh vật sống.
Ở đây, có rất ít thức ăn và sự sống, nhưng đôi khi xác cá voi hoặc cá mập có thể chìm xuống tới độ sâu này.
Phần sâu nhất của các đại dương trên thế giới chính là Rãnh Mariana ở Thái Bình Dương, sâu gần 10km thuộc vùng hadal.
Tỷ phú người Anh, Hamish Harding, nạn nhân thiệt mạng trong chuyến khám phá xác tàu Titanic vừa qua là một trong số ít người trên thế giới đã khám phá rãnh Mariana.
Vào năm 2021, ông đã di chuyển 4km theo đáy đại dương này, qua đó xác lập kỷ lục về quãng đường dài nhất mà một con tàu có người ở trong lặn xuống phần sâu nhất của đại dương.
NOAA cho biết, áp suất trong rãnh Mariana lên tới 8 tấn trên mỗi inch vuông, nhưng sự sống vẫn tồn tại. Các sinh vật đơn bào gọi là foraminifera đã được các nhà khoa học phát hiện ở Challenger Deep, điểm sâu nhất trong rãnh vào năm 2005.
Độ sâu nhất mà một con cá từng được phát hiện là ở độ sâu 8,3km thuộc Rãnh Puerto Rico, nằm giữa Biển Caribê và Đại Tây Dương.
Độ sâu 4.000 mét dưới đại dương chịu áp suất như thế nào?
Stefano Brizzolara, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Virginia về Quyền tự chủ Hàng hải và Người máy cho biết: "Tàu Titan có thể gặp sự cố về hệ thống áp suất dẫn đến vụ nổ. Chúng ta phải biết rằng, ở độ sâu 4.000 mét dưới đại dương, áp suất sẽ lớn gần 400 lần áp lực mà chúng ta phải chịu trên mặt biển".
Ông giải thích: "Lốp ô tô được bơm căng có áp suất khoảng 2atm, vì vậy áp suất ở độ sâu này gấp 200 lần con số trên, đi cùng với đó là một môi trường không có ánh sáng, hệ thống GPS, vệ tinh không thể sử dụng và tàu Titan phải sử dụng sóng siêu âm để điều hướng".
Chính vì thế, trong quá trình tìm kiếm tàu Titan, các đội cứu nạn phải sử dụng ROV hoặc các phương tiện điều khiển từ xa.
Những thiết bị này được thiết kế để có thể hoạt động ở độ sâu lên tới 4km, cũng chính là khu vực xác tàu Titanic và nó chịu được áp suất 2.721kg trên mỗi inch vuông.
ROV từ một tàu Canada cuối cùng đã định vị được mảnh vỡ Titan.
Theo Trung tâm Dịch vụ Đại dương Quốc Gia Mỹ, áp suất ở mực nước biển là khoảng 6,6kg trên mỗi inch vuông (1 inch vuông=0.000645 mét vuông). Với con số này chúng ta gần như không cảm nhận được áp lực nước tác động lên cơ thể.
Tuy nhiên, khi chúng ta lặn sâu hơn, áp suất thủy tĩnh hay lực của chất lỏng tác dụng lên vật chất sẽ tăng lên, khiến màng nhĩ của bạn bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi. Cứ sau 10m, áp suất dưới nước sẽ tăng lên 1atm (ATM: Đơn vị áp suất khí quyển).
Độ sâu lớn nhất mà con người từng đạt được khi lặn biển là khoảng 332m, khi đó áp suất dưới nước là 213kg trên mỗi inch vuông.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại Dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), độ sâu tối đa được khuyến nghị cho các thợ lặn thông thường là khoảng 40m.
Trên thế giới có rất ít tàu được thiết kế để có thể chịu áp lực ở độ sâu lớn.
Sau vụ việc tàu lặn Titan phát nổ gần khu vực xác tàu Titanic, một cựu nhân viên của OceanGate Expeditions hé lộ: "Tàu Titan chỉ được trang bị để chịu được áp suất ở độ sâu 1.300m, tương đương khoảng 4.265 feet".
Trong khi, khu vực xác tàu Titanic ở độ sâu lên tới hơn 12.000 feet.
Trước đó, ông đã bị OceanGate sa thải. Vào năm 2018, người này đã đệ đơn kiện công ty với cáo buộc, tàu Titan lặn dưới xuống tới 4km, khoảng cách này chưa bao giờ đạt được đối với tàu ngầm Titan sử dụng thân vỏ bằng sợi carbon.
Tàu lặn Titan chở 5 người gồm cả chuyên gia và doanh nhân mất tích ở Đại Tây Dương sáng 18/6 sau khi lặn gần 2 giờ đồng hồ nhằm tiếp cận xác tàu Titanic. Con tàu đã phát nổ chỉ vài giờ sau khi lặn, khiến tất cả 5 người trên tàu thiệt mạng.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()