Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 03:39 (GMT +7)
Chiều 25/3: Cả nước tiêm gần 47 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3
Thứ 6, 25/03/2022 | 14:45:35 [GMT +7] A A
Đến chiều ngày 25/3, cả nước đã tiêm hơn 204,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, riêng mũi 3 tiêm gần 47 triệu liều...
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đến chiều ngày 25/3, cả nước đã tiêm hơn 204,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, riêng ngày 24/3 đã tiêm 324.321 liều vaccine.
Đến ngày 24/3, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.108.436 liều, trong đó mũi 1: 71.193.595 liều; Mũi 2: 69.441.132 liều ; Mũi bổ sung: 14.778.415 liều và Mũi 3: 31.695.294 liều;
Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%;
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.113.152 liều, trong đó mũi 1: 8.770.371 liều; Mũi 2: 8.342.881 liều;
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung...
Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…
Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà".
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu. Phân bổ đủ thuốc kháng vi rút để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19.
Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên… để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.
Theo Sức khỏe và Đời sống
- Sáng 25/3: Hơn 4,8 triệu F0 khỏi bệnh; Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?
- Ngày 24/3: Có 120.000 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành
- Chiều 24/3: Đã tiêm hơn 204 triệu liều vaccine phòng COVID-19; F1 ở TP.HCM đã tiêm đủ liều vaccine đi học, đi làm
- Sáng 24/3: Còn hơn 3.700 F0 nặng đang điều trị; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?
Liên kết website
Ý kiến ()