Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 19:17 (GMT +7)
Chế độ dinh dưỡng giúp giảm ho cho F0 điều trị tại nhà
Thứ 7, 05/03/2022 | 14:16:28 [GMT +7] A A
Một trong những triệu chứng chính của người bệnh mắc COVID-19 là ho, ho dai dẳng kéo dài kể cả sau khi đã âm tính với virus. Một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp giảm bớt triệu chứng ho và đau họng đối với các F0.
1. Các triệu chứng chung khi bị nhiễm COVID-19
Những điều phổ biến nhất mà những người COVID-19 bao gồm:
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Ho khan và khó thở.
- Cảm thấy rất mệt mỏi.
- Đau nhức cơ hoặc cơ thể.
- Đau đầu.
- Mất vị giác hoặc khứu giác.
- Viêm họng.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Bị tiêu chảy.
Các triệu chứng này có thể bắt đầu từ 2 đến 14 ngày sau khi bạn tiếp xúc với virus. Ở một số người, các triệu chứng có thể kéo dài hơn sau 4 tuần, còn gọi là hậu COVID.
2. Dinh dưỡng đúng cách khi bị ho do COVID-19
Ho có thể gây khó chịu, nhưng dù muốn hay không, đó là cách cơ thể cố gắng bảo vệ bạn. Khi bị ho, có một số loại thực phẩm giúp giảm ho có thể làm dịu các triệu chứng của bạn.
Trong khi bạn đang ho, bạn nên tránh xa các thức ăn rắn cho đến khi mọi thứ lắng xuống. Nhưng trong khoảng thời gian giữa những cơn ho, bạn có thể thử các loại trái cây họ cam quýt, quả mọng, mật ong, thức ăn cay và súp gà.
2.1 Vitamin C có giúp giảm các triệu chứng bệnh không?
Nếu bạn yêu cầu ai đó liệt kê các loại thực phẩm tốt nhất để chữa các triệu chứng do cảm lạnh, cảm cúm và COVID-19, bất cứ thứ gì giàu vitamin C (như cam và nước cam) chắc chắn sẽ nằm trong danh sách đó. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng vitamin C không hoạt động như bạn nghĩ.
Mặc dù uống vitamin C thường xuyên có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của cảm lạnh và ho trong khoảng 1 ngày, nhưng các chuyên gia y tế tại Harvard Health chỉ ra rằng nó sẽ không có tác dụng gì nhiều khi bạn đã ốm. Nói cách khác, nếu bạn chủ động và bổ sung vitamin C khi còn khỏe, có thể hữu ích để ngăn ngừa bạn bị ốm, nhưng đó không phải là cách hiệu quả để điều trị bệnh hoặc chấm dứt các cơn ho sau khi đã mắc bệnh.
Tuy nhiên, trong khi vitamin C có thể không giúp ích nhiều khi bạn đã bị ốm, bạn vẫn có thể nhận được lợi ích từ một số loại trái cây có múi để chữa ho khan. Lớp trắng mỏng trên trái cây họ cam quýt (phần gần vỏ) có các hợp chất chống oxy hóa flavonoid có thể giúp bạn phục hồi sau cơn ốm nhanh hơn. Một số loại trái cây chống viêm, kháng virus và tăng cường miễn dịch, chẳng hạn như quả mọng, có thể không làm dịu cơn ho của bạn, nhưng có thể cung cấp những gì bạn cần để giúp đẩy lùi cơn ho.
2.2. Thức ăn cay có thể hữu ích cho cơn ho
Khi bạn bị ho nhiều, thức ăn thêm một chút gia vị cay cũng có thể hữu ích để giảm bớt cơn ho. Ớt, được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau (ớt tươi, ớt chưng, ớt bột, tương ớt) trong thực phẩm, có chứa một hợp chất hoạt tính gọi là capsaicin, tạo cho chúng có vị cay đặc trưng. Các nhà dinh dưỡng tại Intermountain Healthcare nói rằng thức ăn cay có thể giúp làm sạch xoang và giúp phá vỡ chất nhầy có thể gây ra cơn ho của bạn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Respiratory Medicine vào tháng 1/2015 đã xem xét capsaicin để xem liệu nó có thể giúp giảm các triệu chứng của ho hay không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng capsaicin thực sự giúp giải mẫn cảm các dây thần kinh truyền tín hiệu cho não của bạn để ho, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và khiến bạn ít ho hơn.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý. Thứ nhất là, độ nhạy cảm giảm ho chỉ tồn tại trong thời gian ngắn - nó chỉ kéo dài vài giờ sau khi tiếp xúc với capsaicin, vì vậy để có được hiệu quả lâu dài, bạn phải tiếp tục tiêu thụ nó. Thứ hai là, nghiên cứu này đã sử dụng bột capsaicin nguyên chất, vì vậy thật khó để nói liệu bạn có nhận được tác dụng tương tự khi ăn thức ăn cay hay sử dụng các loại ớt khác hay không. Nhưng nếu bạn là người không kiêng ăn cay, bạn có thể thêm ớt để tăng hương vị cho các món ăn hàng ngày, đồng thời giúp giảm ho.
2.3 Mật ong giúp giảm ho hiệu quả
Sử dụng mật ong là một trong những biện pháp chữa ho khan tại nhà lâu đời nhất và rẻ tiền nhất. Mật ong có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngậm mật ong giúp bao phủ cổ họng bởi một lớp kháng sinh tự nhiên, giúp làm dịu kích ứng.
Ngậm mật ong giúp bạn tiết nước bọt nhiều hơn, giúp bao phủ các thụ thể kích thích cơn ho của bạn và có thể làm giảm tần suất và cường độ cơn ho.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Family Practice tháng 3/2013 đã thử nghiệm mật ong trên những trẻ bị ho về đêm (do nhiễm trùng đường hô hấp trên) trong hơn 7 ngày. Nhóm trẻ uống mật ong cải thiện đáng kể tình trạng ho so với nhóm dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng một lợi ích bổ sung của mật ong là nó không đi kèm với bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn.
3. Hai lưu ý khi sử dụng mật ong trị ho ở trẻ em
Thứ nhất: Không bao giờ cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. Mật ong có chứa các bào tử dễ gây ngộ độc, có thể giải phóng một chất độc vào cơ thể sau khi nuốt phải. Bởi vì trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ, chúng không thể chống lại độc tố này một cách hiệu quả và nó có thể gây ra bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn uống mật ong vì hệ miễn dịch đã phát triển và nguy cơ ngộ độc thấp.
Thứ hai, khi trẻ ho, đó thường là một cơ chế bảo vệ cơ thể trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng trẻ em hiếm khi ho không có lý do, nhưng khuyến cáo cha mẹ và nhân viên y tế tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng khó chịu (như ngứa cổ họng), thay vì cố gắng kiềm chế cơn ho bằng thuốc. Việc dùng thuốc giảm ho ở trẻ nhất định cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
4. Bổ sung món súp gà giúp giảm cơn đau họng
Súp gà là một trong thức ăn tốt nhất cho chứng ho, thậm chí là đối với bệnh cảm lạnh và đau họng. Bạn có thể nghĩ súp gà như một món ăn giúp giảm đau ốm, nhưng thực sự có lợi ích thực sự nếu bạn nhấm nháp nó khi bị ho.
Nước dùng cung cấp chất lỏng, chất điện giải và axit amin giúp giữ cho bạn đủ nước. Súp làm từ nước dùng giúp làm loãng chất nhầy trong ngực và phổi, giảm tắc nghẽn và chống lại chứng viêm trong cổ họng - 2 điều có thể giúp bạn giảm ho.
Thịt gà có chứa một loại axit amin gọi là cysteine, chất này cũng giúp làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp tống ra ngoài dễ dàng hơn. Ít chất nhầy có nghĩa là ít cơn ho hơn, vì ho thường được kích hoạt như một cách để loại bỏ chất nhầy bị mắc kẹt trong ngực hoặc phổi. Thịt gà cũng chứa nhiều protein nạc, có thể giúp cung cấp thêm năng lượng cần thiết cho bạn khi bị ốm.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()