Dự án đường ống dẫn Hy Lạp - Bulgaria được xem là động thái mới nhất trong kế hoạch thoát sự phụ thuộc vào khí đốt Nga của châu Âu.
Vùng núi hẻo lánh ở biên giới Hy Lạp - Bulgaria từng hình thành góc phía nam của Bức màn sắt (Iron curtain) - một biên giới vật lý lẫn tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắtchâu Âuthành hai khu vực riêng rẽ từ cuối Thế chiến II (1945) đến cuối cuộc Chiến tranh lạnh (1991). Bức màn sắt đã hình thành nên một biên giới phòng thủ giữa các quốc gia Tây và Đông Âu, mỗi phía đều thành lập các liên minh kinh tế và quân sự quốc tế riêng cho mình, nổi bật nhất là Bức tường Berlin. Ngày nay, đó là nơi Liên minh châu Âu đang vẽ lại bản đồ năng lượng của khu vực để giảm bớt sự phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên củaNga.
Một đường ống mới được xây dựng trong suốt thời gian dịch bệnh, đã được thử nghiệm và dự kiến bắt đầu vận hành thương mại vào tháng 6. Đường ống sẽ đảm bảo lưu thông một lượng lớn khí đốt giữa hai nướcHy Lạpvà Bulgaria theo cả hai hướng để tạo ra điện, phát triển công nghiệp nhiên liệu và sưởi ấm cho người dân.
Mối liên kết năng lượng này có tầm quan trọng lớn sau quyết định của Moskva về việc cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên choBa Lanvà Bulgaria do yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble, hệ quả của các lệnh trừng phạt từ phương Tây với cuộc chiến ở Ukraine.
Đường ống dài 180 km này có tên Gas Interconnector Hy Lạp -Bulgaria, là dự án đầu tiên trong số các công trình kết nối khí đốt được các nước Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch. Đường ống sẽ cho phép các thành viên Liên minh Đông Âu và các quốc gia hy vọng gia nhập khối EU tiếp cận thị trường khí đốt toàn cầu. Trước mắt, đó là phương án dự phòng của Bulgaria.
Gas Interconnector sẽ cho phép nước này tiếp cận các cảng ở những láng giềng Hy Lạp đang nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), đồng thời sẽ dẫn khí đốt từ Azerbaijan qua một hệ thống đường ống mới kết thúc ởItaly.
Kế hoạch trên trở thành một trong nhiều nỗ lực khi các thành viên EU đua nhau sắp xếp lại ngành năng lượng của mình. Một số nước chuyển trở lại than nặng khí thải đồng thời lập kế hoạch mở rộng sản lượng thêm từ năng lượng tái tạo.
Đức- nước mua năng lượng lớn nhất của Nga, đang tìm cách xây dựng các bến nhập khẩu LNG và có thể mất nhiều năm để hoàn thành. Trong khi đó, Italy - nước nhập khẩu khí đốt hàng đầu khác của Nga, đã đạt được các thỏa thuận với Algeria, Azerbaijan, Angola và Congo để được cung cấp khí đốt.
EU muốn giảm hai phần basự phụ thuộc vào dầu khí Ngatrong năm nay và xóa bỏ hoàn toàn điều này trong 5 năm thông qua các nguồn thay thế, sử dụng năng lượng gió, mặt trời và các giải pháp bảo tồn năng lượng. Simone Tagliapietra, chuyên gia năng lượng của tổ chức tư vấn Bruegel (Bỉ), cho biết cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có khả năng đẩy nhanh những thay đổi trong chiến lược dài hạn của EU khi khối này thích ứng với năng lượng đắt hơn nhưng cũng hòa nhập hơn giữa các quốc gia thành viên.
"Đó là một thế giới mới. Và trong thế giới mới này, rõ ràng Nga không muốn trở thành một phần của trật tự quốc tế như chúng ta nghĩ về nó", ông nói.
Các nhà hoạch định chính sách của EU cho rằng các thành viên Đông Âu là những nước phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga, nhưng quy mô thị trường của họ khiến vấn đề có thể kiểm soát được. Bulgaria nhập khẩu 90% khí đốt từ Nga nhưng chỉ tiêu thụ 3 tỷ mét khối mỗi năm, ít hơn 30 lần so với Đức, theo số liệu năm 2020 từ cơ quan thống kê EU Eurostat.
Đường ống Hy Lạp - Bulgaria sẽ bổ sung cho mạng lưới châu Âu hiện có, phần lớn có từ thời Liên Xô. Mạng lưới đường ống dẫn mới sẽ chạy giữa thành phố Komotini ở Đông Bắc Hy Lạp và Stara Zagora ở miền Trung Bulgaria, đồng thời sẽ giúp Bulgaria và các nước láng giềng có kết nối lưới điện mới, tiếp cận với thị trường khí đốt toàn cầu đang mở rộng. Dự án cũng sẽ kết nối với đường ống Trans Adriatic vừa được xây dựng, vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan và các nước cung cấp LNG qua tàu biển như Qatar, Algeria và Mỹ.
Có thể có thêm 8 dự án kết nối bổ sung được xây dựng ở Đông Âu, đến tậnUkrainevà Áo. Riêng đường ống Hy Lạp - Bulgaria trị giá 250 triệu USD, sẽ vận chuyển 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, với khả năng mở rộng lên 5 tỷ mét khối. Dự án đã nhận được tài trợ từ Bulgaria, Hy Lạp và EU cùng sự hỗ trợ chính trị mạnh mẽ từ Bỉ và Mỹ.
Trên thực tế, dự án đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng gặp trục trặc trong Covid-19. Antonis Mitzalis - giám đốc điều hành của nhà thầu Avax, đơn vị giám sát dự án, cho biết việc tiếp nhận các bộ phận chuyên dụng và di chuyển nhân sự sau khi tiến hành xây dựng vào đầu năm 2020, ngày càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, công đoạn xây dựng đường ống đã hoàn thành vào đầu tháng 4, trong khi việc thử nghiệm tại hai trạm đo lường và cài đặt phần mềm đang trong giai đoạn cuối cùng.
"Chúng tôi đã vạch ra sẵn một lộ trình. Nhưng thực tế, một số vật liệu không kịp đến nơi khiến chúng tôi phải làm lại lộ trình đó, đôi khi đội thêm hiệu ứng chi phí", Mitzalis nói.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã bỏ lỡ chuyến tham quan địa điểm này vào tháng trước do mắc Covid-19. Tuần này, ông đã nói chuyện với người đồng cấp Bulgaria - Thủ tướng Kiril Petkov, để đảm bảo Hy Lạp luôn sẵn sàng hỗ trợ dự án.
"Bulgaria và Hy Lạp sẽ tiếp tục hợp tác với nhau vì an ninh năng lượng và đa dạng hóa - có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai quốc gia và khu vực. Cả hai chúng tôi đều tự tin về việc hoàn thành dự án đúng hạn", Thủ tướng Kiril Petkov đăng trên Twitter.
Ý kiến ()