Ngày 3/7, bác sĩ Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết bé được điều trị bù dịch, dùng thuốc chống sốc, giảm đau và kháng sinh, tình trạng nặng. Sau hội chẩn, bác sĩ chuyển bệnh nhi lên Hà Nội để điều trị bỏng chuyên sâu.
Bác sĩ khuyến cáo thận trọng khi làm việc hay di chuyển tại các khu vực có điện lưới, đặc biệt lúc trời mưa ẩm, nơi có trạm điện, đường điện cao thế hoặc khi sửa chữa điện lưới...
Nạn nhân bị điện giật sẽ mang dòng điện trong người. Khi ứng cứu người bị điện giật, không nên chạm trực tiếp vào người nạn nhân mà nên tìm cách ngắt kết nối nguồn điện càng nhanh càng tốt như ngắt thiết bị đóng cắt điện, cầu dao, rút phích cắm, cầu chì... Không nên cạo gió, thoa dầu mỡ vào nạn nhân. Không được đổ nước, đắp bùn hay thuốc nam đắp vào vết bỏng.
Nếu đường dây điện áp cao, không cố giải phóng bệnh nhân ra khỏi dây điện mà chờ cho đến khi điện được tắt. Trường hợp không chắc chắn về dòng điện hạ thế hay trung thế, cao thế, hãy gọi cấp cứu 115 và chờ để được giúp đỡ.
Khi ứng cứu, nên túm vào quần áo khô của người bị nạn để kéo họ ra khỏi nguồn điện, đặt ở nơi thoáng khí, yên tĩnh. Người cấp cứu tại chỗ phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nylon và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn. Sau đó, khẩn trương chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Ý kiến ()