Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 05:24 (GMT +7)
Cái chết của em bé Morocco khiến cả thế giới xót thương
Thứ 2, 07/02/2022 | 08:02:48 [GMT +7] A A
Thủ tướng Morocco, Aziz Akhannouch, chia sẻ: “Tôi vô cùng đau buồn và tiếc thương khi biết tin về cái chết của Rayan Oram, sau những ngày hướng về chiến dịch giải cứu và hy vọng tìm thấy cậu bé còn sống”.
“Thay mặt cho tất cả thành viên chính phủ, tôi gửi lời chia buồn chân thành nhất, cũng như sự cảm thông và thương xót tới cha mẹ của bé Rayan”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết: “Tôi muốn nói với gia đình của cậu bé Rayan và người dân Morocco rằng chúng tôi chia sẻ nỗi đau này”.
Kết cục bi thảmTiền vệ người Algeria của AC Milan, Ismaël Bennacer, đã đăng một lời tưởng nhớ kèm theo hình ảnh cậu bé trên bầu trời trong khi ôm chặt một quả bóng hình trái tim mang màu quốc kỳ Morocco.
“Lòng can đảm của Rayan sẽ in đậm trong ký ức của chúng tôi và tiếp tục truyền cảm hứng”, cầu thủ này viết trên Twitter. “Và sự tận tâm của người dân Morocco cũng như lực lượng cứu hộ cũng thực sự truyền cảm hứng. Tâm trí của tôi hướng tới gia đình và những người thân yêu của cậu bé”.
Tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Morocco Laila Lalami viết: “Tất cả đều đã nuôi hy vọng rằng cậu bé Rayan sẽ sống sót. Kết cục thực sự quá bi thảm”.
Vua Morocco Mohammed VI đã nói chuyện trực tiếp với cha mẹ của Rayan, ông Khaled Oram và bà Wassima Khersheesh, để bày tỏ sự tiếc thương.
Rayan rơi xuống giếng sâu 32 m tại ngôi nhà của cậu bé ở làng Ighrane, thuộc khu vực đồi núi gần Chefchaouen chiều 1/2.
Cuộc chạy đua giải cứu cậu bé khiến người dân Morocco nín thở, người dân toàn cầu cũng dõi theo, sự cảm thương thậm chí lan tới cả nước đối thủ láng giềng - Algeria.
Miệng giếng có đường kính quá hẹp - chỉ có 45 cm - khiến đội cứu hộ không thể cho người xuống dưới để đưa nạn nhân lên.
Nỗ lực khoét rộng miệng giếng cũng quá rủi ro do khu vực này chủ yếu là đất pha cát, lẫn nhiều đá, đồng nghĩa với nguy cơ sạt lở cao.
Do đó, lực lượng cứu hộ quyết định dùng máy xúc đào dọc sườn đồi song song với giếng để tìm cách cứu cậu bé.
Một chiếc trực thăng chờ sẵn ở hiện trường để đưa Rayan tới bệnh viện ngay khi có thể.
Chi tiết về chiến dịch giải cứu phức tạp và nhiều rủi ro đã trở thành thông tin thu hút sự quan tâm trên truyền thông quốc tế và dẫn tới làn sóng đồng cảm lan truyền trực tuyến, trong đó phiên bản tiếng Arab của hashtag #SaveRayan (tạm dịch: Giải cứu Ryan) gây chú ý trên toàn cầu.
Khu vực đồi núi xung quanh Chefchaouen rất lạnh vào mùa đông. Trong nhiều ngày, lực lượng cứu hộ vẫn nỗ lực chuyển oxy, nước và đồ ăn xuống giếng.
Thương cảmVào những giai đoạn cuối cùng của chiến dịch giải cứu, đội cứu hộ ước tính họ còn cách Rayan khoảng 3 m. Giới chức trác quyết định đào bằng tay để tránh sạt lở.
Các nhân viên cứu hộ cũng đào một đường hầm ngang để tiếp cận vị trí của Rayan.
Chiếc camera được đội cứu hộ hạ xuống giếng cho thấy Rayan nằm nghiêng.
Vào sáng 5/2, người đứng đầu ủy ban cứu hộ, Abdelhadi Temrani, cho biết: “Không thể xác định được tình trạng của đứa trẻ vào lúc này. Nhưng chúng tôi hy vọng bé vẫn còn sống”.
Những hy vọng đó đã tiêu tan vào đêm 5/2 khi thi thể của Rayan được đưa lên khỏi giếng, bọc trong một chiếc chăn màu vàng và được mang đi.
Hiện chưa rõ hoàn cảnh của vụ tai nạn nhưng Rayan được cho là đã chơi gần nhà khi bị ngã xuống giếng. Gia đình nhận ra cậu bé mất tích khi họ nghe thấy tiếng khóc, một người thân của Rayan nói với Reuters. Họ hạ một chiếc điện thoại có đèn và camera xuống giếng để xác định vị trí của cậu bé.
“Rayan khóc và nói rằng ‘đưa cháu lên’”, người thân này kể lại với Reuters.
Trong nhiều ngày qua, hàng nghìn người tập trung ở hiện trường để giúp đỡ và theo dõi nỗ lực giải cứu.
Ngôi làng Ighrane với khoảng 500 cư dân có một số giếng sâu, phần lớn được sử dụng để tưới cây cần sa vốn là nguồn thu nhập chính của nhiều người ở vùng núi Rif nghèo khó, xa xôi và khô cằn của Morocco. Hầu hết giếng đều có nắp bảo vệ.
Bi kịch của Rayan xảy ra ba năm sau cái chết của một cậu bé hai tuổi rơi xuống chiếc giếng khoan 100 m ở miền Nam Tây Ban Nha, đã châm ngòi cho một chiến dịch cứu hộ lớn xuyên quốc gia.
Nạn nhân trong vụ này là Julen Rosseló, rơi xuống chiếc giếng với đường 25 cm vào ngày 13/1/2019 ở Totalán.
Đội cứu hộ tạo một trục song song và đào đường hầm nhỏ theo chiều ngang để tiếp cận nạn nhân, nhưng quá trình này bị cản trở do các lớp đá cứng và chỉ có thể xử lý bằng cách kích nổ có kiểm soát. Thi thể của Julen đã được tìm thấy 13 ngày sau đó.
Theo Zingnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()