Ngoáy mũi là một thói quen tự nhiên. Theo một cuộc khảo sát đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ, có đến 91% người tham gia cho biết họ thường xuyên ngoáy mũi mỗi ngày. Nhiều người cho rằng hành động như một cách giúp vệ sinh khoang mũi, làm giảm cảm giác khó chịu do rỉ mũi gây ra.
Ngoáy mũi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm tổn thương cho lớp niêm mạc ở mũi và đường hô hấp. Nguyên nhân là do lớp bụi mịn, vi khuẩn xâm nhập qua đường thở, khi đi vào mũi sẽ bị chất nhầy bao bọc, hình thành nên rỉ mũi.
Hành động ngoáy mũi bằng tay có thể làm gia tăng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như: cảm lạnh, cúm, Covid-19 hoặc nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng. Ngoài ra, việc dùng tay gãi quá mạnh để lấy gỉ mũi sẽ dẫn đến chấn thương niêm mạc hoặc lớp màng trong của mũi, vốn rất mỏng, từ đó gây chảy máu cam, nhiễm trùng. Theo thời gian, các vết xước sẽ hình thành mô sẹo, mang đến rủi ro tắc nghẽn đường thở ở mũi.
Để làm không làm tổn thương đường hô hấp, các chuyên gia khuyến nghị:
Giữ ẩm: Đường mũi bị khô có thể dẫn đến nhiều nước mũi hơn và tăng cảm giác muốn ngoáy mũi. Do đó, việc giữ ẩm đường mũi có thể giúp ngăn ngừa thói quen xấu này. Mọi người có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, uống nhiều nước, rửa mũi bằng nước muối hoặc lắp đặt máy tạo ẩm trong phòng.
Dùng thuốc bổ trợ: Một số người bị dị ứng có thể làm tăng chất nhầy và rỉ mũi. Do đó, việc điều trị những tình trạng này sẽ giúp giảm bớt bất kỳ sự thúc giục nào trong việc ngoáy mũi. Một số loại thuốc dành cho người có tiền sử dị ứng như thuốc kháng histamine, loratadine, cetirizine, hydrochloride hoặc người bệnh cũng có thể dùng thuốc xịt mũi chứa steroid và thuốc thông mũi.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài nguyên nhân do khô mũi hoặc phản ứng dị ứng gây nên, người thường xuyên ngoáy mũi sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở khoang mũi do bị căng thẳng. Vì vậy, người mắc phải thói quen này có thể thay đổi thói quen sống.
Ý kiến ()