Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 07:04 (GMT +7)
Cách tăng cường sức khỏe đường hô hấp, không gây buồn ngủ cho người bận rộn
Thứ 5, 29/04/2021 | 12:00:49 [GMT +7] A A
Mỗi khi chuyển mùa, thời tiết biến đổi bất thường không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà cổ họng khản đặc còn ảnh hưởng đến tiến độ công việc, cuộc sống.
Ho - phản xạ của đường hô hấp
Ho về mặt cơ chế là một phản xạ tự vệ của niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng vì sự hiện diện của các yếu tố: khói bụi, độc tố, hóa chất, vi khuẩn, virus... Khi phế quản co thắt, khiến người bệnh phải ho nhằm tìm cách tống khứ chúng ra khỏi đường hô hấp.
Ho không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khi ho thường hay kết hợp với nhiều biểu hiện khác như: ngứa họng, đau rát tại họng nhất là khi nuốt nước bọt, tức ngực, đau cơ ngực, bụng,… nhiều đờm và các chất tiết nhầy tại cổ họng. Nhiều người bệnh do chủ quan, không khắc phục sớm, ho sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến khả năng lao động của bản thân và làm ảnh hưởng cuộc sống của những người xung quanh.
Ho có nhiều dạng, tùy theo tính chất của cơn ho mà đặt tên như ho khan, ho có đờm và 1 số triệu chứng khác của cơn ho.
- Ho khan: Ho khan là loại ho mà hầu như không có đờm, càng ho người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn do khi ho cơ hoành bị co thắt, đẩy lên hạ xuống nhiều lần liên tiếp. Ho khan thường gặp trong bệnh cúm, người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người ngửi phải nhiều khói bếp (bếp than, bếp củi, rơm rạ...). Ho khan nhiều khi cũng gặp trong một số trường hợp bị cảm lạnh đột ngột.
- Ho có đờm (đờm nhiều hoặc ít, đờm lỏng hoặc sánh, đặc): Đờm là biểu hiện của chất nhày được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm. Ho có đờm thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen (viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ), viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu.
- Ho kèm theo có khó thở thường xuyên hoặc thở từng cơn.
- Ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng có khi nhiều năm hoặc từng đợt như ho trong bệnh hen phế quản, bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Ho trong các trường hợp này thường về đêm, nhất là mùa lạnh và bài tiết nhiều đờm.
- Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi như trong bệnh ho gà. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vacxin bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài.
- Người ta cũng gặp ho dị ứng mà chưa xác định được nguyên nhân nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng thì hết cơn ho. Ngoài ra còn có thể gặp ho do cảm lạnh hay thay đổi thời tiết đột ngột, khói bụi...
Trong tự nhiên, có những loại cây thuốc có chứa tinh dầu để sắc uống, xông hơi khi cảm lạnh và ho như chiết xuất cà phê; sâm đại hành; cao Ginkgo biloba; bách bộ; kha tử; xuân tiết; gừng; cam thảo… Những nguyên liệu từ thiên nhiên này có tác dụng hỗ trợ làm dịu cơn ho nhanh chóng, an toàn, không gây tác dụng phụ, dễ tìm.
Khi bị ho, ngoài việc có thể dùng những vị thuốc trên để hỗ trợ giảm triệu chứng, bạn cũng có thể dùng những thảo dược này được bào chế dưới dạng viên kẹo ngậm, nang mềm hoặc sirô. Đây là nhóm thảo dược có tác dụng hỗ trợ thanh trùng, long đờm, giảm triệ chứng cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, …
Trường hợp bị viêm họng có nhiều đờm thì phản xạ ho là tốt để tống đẩy đờm nhớt ra khỏi cổ họng và giảm viêm. Khi đó, chọn các viên ngậm ho cần có các thành phần thảo dược có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm kèm theo.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()