Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 15:46 (GMT +7)
Cách ăn uống sai lầm đa số người Việt mắc phải
Thứ 6, 08/03/2024 | 23:41:48 [GMT +7] A A
Một sản phụ bị sản giật nặng trong tình trạng nguy kịch đã được Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cấp cứu thành công.
TS.BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, chia sẻ thông tin trên tại sự kiện họp báo mới đây.
Cắt giảm, ngừng ăn tinh bột
Quan niệm này có thể bắt đầu từ sai lầm trong cách truyền thông về tác hại của tinh bột. Từ đó khiến mọi người có “ác cảm” với tinh bột
TS Yến Phi phân tích có 3 thứ chất dinh dưỡng được gọi là “đại dưỡng chất” sinh năng lượng cho cơ thể, đó là chất đường, chất đạm và chất béo. Trong đó, chỉ có chất đường (glucose) sinh năng lượng cho tế bào nhưng xanh, an toàn và sạch sẽ nhất. Tức khi dùng nguồn năng lượng chuyển hóa này, chúng ta không cần thải độc cơ thể.
Do đó, quyết định cắt tinh bột, ăn nhiều chất đạm để giảm cân theo cách ăn uống của nhiều người, chưa chắc là lựa chọn khoa học.
“Không ăn tinh bột, tăng đạm thì không đủ đường glucose phục vụ cho chuyển hóa bình thường của mọi tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, sự thiếu hụt năng lượng xanh này ảnh hưởng tế bào thần kinh. Do đó, những người làm lao động trí óc, tỷ lệ tinh bột nạp vào cơ thể thấp sẽ khiến tinh thần trì trệ hơn”, chuyên gia nói.
Ăn quá nhiều đạm
Cơ thể người có thể tạm chia thành 4 khối chính, gồm: khối nước, khối xương, khối mỡ, và khối nạc. Khối nạc chính là khối cấu trúc protein của cơ thể.
Acid amin được cung cấp từ thức ăn, nhưng toàn bộ protein trong cơ thể con người là do chính những tế bào của con người tổng hợp. Do đó, không phải cứ ăn nhiều protein, chất đạm thì cơ thể sẽ tăng cơ.
“Khi ăn khẩu phần giàu protein cao mà muốn xây dựng khối cơ thì phải tăng cường vận động và ăn đủ bột đường. Nếu chỉ ăn chất đạm, không ăn bột đường mà chỉ vận động thì cơ thể chắc chắn sẽ lấy nguồn năng lượng xanh có sẵn”, chuyên gia nói thêm.
Bác sĩ Yến Phi nhấn mạnh khẩu phần ăn của đa số mọi người hiện nay là ưu tiên nguồn chất đạm cao. Thực tế, tỷ lệ 12-15% đạm đối khẩu phần ăn là phù hợp, đối với người thường xuyên vận động có thể tăng 25%.
Ăn quá nhiều rau và trái cây
Chất xơ 2 dạng là xơ không tan (thường thấy trong các loại rau lá hoặc các loại quả bầu, bí, dưa leo) và xơ hoà tan (loại chất xơ có thể hút nước và trương nở thành một dạng hỗn hợp nhầy nhầy, sệt sệt như thanh long, dưa hấu).
Ưu tiên ăn nhiều rau và trái cây vừa là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm lớn trong chế độ ăn uống. Thứ nhất, ăn nhiều rau giúp bổ sung nhiều chất xơ nhưng chất xơ là chất dinh dưỡng suy nhất không vào máu và chỉ hấp thụ ở ruột, từ đó giúp kích thích nhu động ruột, chống táo bón, ức chế hấp thu đường…
Nhưng khi lượng chất xơ quá nhiều, vitamin và chất khoáng cũng không được hấp thu đủ. Do đó, chỉ ăn đủ, không ăn nhiều.
Hầu hết thường nghĩ ăn trái cây tốt, nhưng trong trái cây lại nhiều đường fructozo. Khi vào trong máu, qua gan, gan chuyển hóa, sau đó đưa ngược lại ra máu để làm tăng glucose thứ phát. Đó là lý do khoảng 2 giờ sau khi ăn trái cây thì mới tăng đường huyết.
“Khuyến nghị chung là trong khẩu phần ăn, tốt nhất là 3 phần rau thì chỉ nên 2 phần trái cây, mỗi phần tương đương 80 gram. Ngoài ra, nên chọn trái cây không ngọt, ăn luôn cả quả chứ không chỉ nên uống nước ép”, bác sĩ Yến Phi khuyến cáo.
Như vậy, tỷ lệ khuyến cáo chung trong khẩu phần ăn của người Việt là: 1 chén cơm - 2 chén rau - 2/3 chén trái cây và nửa chén chất đạm (tương đương 60-80 gram đạm).
Không xác định đối tượng ăn
Một bữa ăn dinh dưỡng không có đúng hay sai và cũng không có tiêu chuẩn cụ thể cho mọi người. Theo bác sĩ Yến Phi mỗi cơ thể, mỗi thể trạng khác nhau sẽ có những khác biệt về cách ăn uống.
“Người làm công việc văn phòng sẽ có chế độ ăn uống và thành phần dinh dưỡng khác với người làm việc ngoài đời. Do đó, bữa ăn phù hợp nhất là bữa ăn đúng với từng cá nhân một”, bác sĩ Yến Phi nói thêm.
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi, khẩu phần ăn của người Việt có thừa, có thiếu. Chính sự mất cân bằng này đã dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nhau khác.
"Đi làm, ăn vội vã thì sự đa dạng thực phẩm không thể đảm bảo được, đó là một trong những khó khăn ở người thành thị. Ở vùng nông thôn thì khẩu phần ăn uống không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng được. Do đó, trường hợp cần thiết, mọi người có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để đảm bảo cho cơ thể đủ chất", bác sĩ Yến Phi nói.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhấn mạnh đối với thực phẩm bổ sung hay thuốc bổ, khi dùng cần tham khảo qua ý kiến bác sĩ. Bởi người lớn tuổi, trẻ em, người thừa cân, người gầy... sẽ cần nhu cầu bổ sung khác nhau.
Theo zingnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()