Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 01:42 (GMT +7)
Bình Liêu 60 năm tiến bước cùng quê hương Quảng Ninh
Thứ 4, 06/09/2023 | 12:11:51 [GMT +7] A A
Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của toàn quân, toàn dân lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963-2023), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu đang nỗ lực phấn đấu, gặt hái nhiều thành tựu mới, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện của tỉnh.
Vững vàng trong mỗi chặng đường lịch sử
Suốt chặng đường 60 năm đồng hành, vững bước cùng tỉnh, mỗi bước đi trong hành trình xây dựng và phát triển của mình, huyện Bình Liêu đều để lại những dấu ấn sâu đậm, khắc ghi và hòa quyện vào dòng chảy chung của lịch sử tỉnh Quảng Ninh nói riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Ngày 26/12/1919, châu Bình Liêu được thành lập, mở ra một thời kỳ mới trong quá trình hình thành và phát triển của địa phương. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chính quyền cách mạng ở Bình Liêu được thành lập, châu Bình Liêu đổi tên thành huyện Bình Liêu. Ngày 25/12/1950, huyện Bình Liêu hoàn toàn giải phóng.
Trong khi đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu đang ra sức thi đua lao động sản xuất, phấn đấu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ngày 30/10/1963, Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 7 phê chuẩn hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh, chính thức đi vào hoạt động tháng 1/1964. Từ đây, Đảng bộ huyện Bình Liêu trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 13/1/1965, Đảng bộ huyện Bình Liêu tiến hành Đại hội lần thứ VIII, tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ, quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Liêu bước sang giai đoạn cách mạng mới, cùng cả tỉnh và đất nước vừa xây dựng XHCN, vừa chiến đấu đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
Suốt chiều dài hình thành và phát triển, nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu đã tích cực đóng góp sức người, sức của, góp phần vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Chiến tranh qua đi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội.
Từ năm 1986 đến nay, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, huyện Bình Liêu đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực như công tác xây dựng Đảng, chính quyền, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đổi thay toàn diện
Bí thư Huyện ủy Bình Liêu Nguyễn Thị Tuyết Hạnh khẳng định: Kiên định với đường lối, chủ trương, định hướng phát triển của đất nước, của tỉnh, những năm qua huyện đã tập trung quán triệt, cụ thể hóa thực hiện các nhiệm vụ chính trị bằng những biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ. Đồng thời khai thác, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khơi dậy tinh thần đoàn kết, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, quyết tâm xây dựng huyện phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực sự là phên dậu vững chắc vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Từ một địa phương còn nhiều khó khăn, những năm trở lại đây với định hướng, mục tiêu phát triển đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, Bình Liêu đã từng bước khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên, văn hóa, con người để tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Đặc biệt, đến nay qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, với tư duy đột phá, quyết liệt đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của từng cấp ủy, tổ chức đảng, Bình Liêu đã đạt được kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực, góp phần không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, kiểm tra giám sát và công tác dân vận, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII), Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đến hết năm 2022, huyện Bình Liêu hoàn thành 17/20 chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,74%/năm (Nghị quyết là 13%/năm); tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 28,4% (Nghị quyết đề ra đến năm 2025 là 27-29%), công nghiệp - xây dựng chiếm 19,1% (Nghị quyết đề ra đến năm 2025 là 18-20%), dịch vụ chiếm 52,5% (Nghị quyết đề ra đến năm 2025 là 52-54%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 10% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết); thu nhập bình quân đầu người đạt 2.640 USD/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82,1% (Nghị quyết là trên 75%); tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,67%/năm giai đoạn 2020-2021 theo tiêu chí nghèo giai đoạn 2016-2020, giảm 5% năm 2022 theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết là trên 4%/năm)...
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng lên. Các chương trình mục tiêu quốc gia đạt kết quả cao. Huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 (trước 1 năm so với nghị quyết), góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn khang trang, văn minh.
Nhìn lại chặng đường đã qua với những mốc son lịch sử trong đấu tranh cách mạng và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu càng thêm tự hào và quyết tâm chung sức viết tiếp trang sử vẻ vang trên quê hương cách mạng anh hùng.
Nguyên Chủ tịch HĐND huyện Bình Liêu Hoàng Xuân Quý: Giữ vững phẩm chất người đảng viên, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước Thời gian qua, huyện Bình Liêu được tỉnh quan tâm với nhiều chính sách, chương trình, nghị quyết, dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Trước sự đổi thay của quê hương, tôi cảm thấy rất tự hào khi có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhờ đó, nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu có đời sống ngày càng ấm no hơn. Với trách nhiệm là một đảng viên, tôi sẽ tiếp tục giữ vững phẩm chất đạo đức, gương mẫu, tiên phong, tích cực tuyên truyền, động viên con cháu và nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. |
Cô giáo Nguyễn Thị Chinh (Trường PTDTBT-THCS Đồng Tâm): Góp sức nâng cao chất lượng GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục ở miền núi nói riêng đã được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm. Cơ chế, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tại các trường vùng đồng bào DTTS luôn được thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học Thiết thực thi đua lập thành tích chào mừng 60 năm thành lập tỉnh, ngay từ đầu năm học này, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường PTDTBT-THCS Đồng Tâm đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”, “Dạy tốt, học tốt”, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện Bình Liêu và tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn mới. |
Anh Tằng A Tài, Bí thư Chi đoàn thôn Phai Làu (xã Đồng Văn): Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, góp sức trẻ xây dựng quê hương giàu đẹp Hưởng ứng phong trào thi đua của các cấp bộ Đoàn hướng tới chào mừng 60 năm thành lập tỉnh, ĐVTN trong Chi đoàn thôn đã tích cực thi đua phát triển sản xuất, lao động sáng tạo, đảm nhận các công trình, phần việc về bảo vệ môi trường, xây dựng NTM, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi số... Cùng với đó, tuyên truyền tới ĐVTN và nhân dân hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu "Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển", giúp các tầng lớp nhân dân nâng cao hiểu biết, nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử xây dựng và phát triển của Quảng Ninh, khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường vươn lên của tỉnh trong công cuộc đổi mới, để mỗi người dân, ĐVTN phát huy trách nhiệm xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày giàu đẹp, văn minh, hiện đại. |
Chị Chìu Thị Yến (người dân thôn Ngàn Mèo Dưới, xã Lục Hồn): Quyết tâm vươn lên xây dựng cuộc sống no ấm, tiến bộ Tôi rất vui mừng trước kết quả phát triển KT-XH của tỉnh và huyện Bình Liêu trong những năm qua. Đặc biệt, tỉnh và huyện đã ban hành nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS, làm cho diện mạo các thôn, bản thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Trước sự quan tâm, chăm lo đó, người dân chúng tôi cũng vận động nhau cùng cố gắng, chủ động phát triển sản xuất, tạo thu thập ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc truyền thống tốt đẹp của địa phương. |
Nguyễn Dung - La Lành (Trung tâm TT-VH Bình Liêu)
- Bình Liêu: Trao huy hiệu Đảng và quyết định kết nạp Đảng viên mới đợt 2/9
- Đổi thay ở vùng đất Bình Liêu
- Bình Liêu: Chăm lo khâu "then chốt"
- Bình Liêu: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Bình Liêu: Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, dột nát
- Bình Liêu: Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh từ "Chi bộ 4 tốt"
- Bình Liêu: Tích cực hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết website
Ý kiến ()