Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 06:35 (GMT +7)
Biết điều này bạn sẽ cân nhắc khi uống nước ngọt
Thứ 2, 19/04/2021 | 08:31:24 [GMT +7] A A
Một ngày chỉ cần uống 1 lon nước ngọt 330ml bạn đã nạp vào cơ thể gấp đôi lượng đường được khuyến nghị trong một ngày.
Đường là chất dinh dưỡng cần cho mọi tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể bạn không cần sử dụng quá nhiều đường.
Đồ uống có đường là các loại đồ uống có chứa bất kỳ loại đường nào như đường mía, đường củ cải, siro ngô, chất làm ngọt ngô, dextrose, fructose, glucose, mật ong, siro mạch nha hay một số loại đường khác. Đồ uống có đường dễ dàng pha chế và mua ở dạng chế biến sẵn đóng chai như nước ngọt có ga, nước quả đóng chai, cafe, soda, nước tăng lực...
Đồ uống có đường là nguồn cung cấp năng lượng đơn thuần khiến bạn dễ dàng tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết của cơ thể, từ đó sẽ dễ dẫn đến tăng cân và có nguy cơ thừa cân béo phì nếu không kiểm soát tốt.
Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), nhiều bằng chứng chỉ ra rằng thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của một số bệnh ung thư như ung thư miệng, hầu-thanh quản, thực quản, dạ dày, tụy, túi mật, gan, đại trực tràng, buồng trứng, vú, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt và thận. Ngoài ra, tiêu thụ thường xuyên các loại đồ uống có đường với lượng lớn cũng là một trong những nguy cơ gây đái tháo đường túyp 2, bệnh lý tim mạch, nha khoa, thận, béo phì ở trẻ em,...
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều các loại nước ngọt cho người ăn kiêng với mức năng lượng tối thiểu và có thành phần là đường nhân tạo. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng, liệu sử dụng các loại đường nhân tạo này có làm tăng nguy cơ gây ung thư? Đã có một số nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy đường nhân tạo là nguyên nhân gây ung thư và chúng ta vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Chẳng hạn, theo một số nghiên cứu thống kê phân tích thì việc sử dụng đường nhân tạo (thường là đường đơn, đường đôi- đường có nhiều trong nước uống có gas, nước ngọt- thường là HFCS) và nước ép trái cây 100% có liên quan đến bệnh lý ung thư. Một nghiên cứu ở Pháp trên hơn 100,000 người, đã chỉ ra việc sử dụng quá nhiều loại đồ uống này làm gia tăng 1,18 lần ung thư chung; 1,22 lần ung thư vú.
Tuy nhiên, chưa có một khẳng định nào rằng nhóm đường này là nguyên nhân trực tiếp của bệnh ung thư. Do vậy khuyến cáo cho đến thời điểm hiện tại là hạn chế sử dụng chứ không phải cấm sử dụng các nhóm đường này.
Một vài nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra việc sử dụng nhiều lượng đường fructose và sucrose làm gia tăng kích thước khối u vú và sự di căn của khối u vú trên nhóm chuột qua thụ thể 12-LOX và 12-Her trong ung thư vú. Tuy nhiên chưa có thử nghiệm trên người, và chưa có một khuyến cáo nào về việc cấm dùng loại đường này trong chế độ ăn uống.
Hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày xuống dưới 10% tổng năng lượng ăn vào.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, lượng đường sử dụng không quá khoảng 25 gram, tương đương 5 muỗng cà phê mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Như vậy, thì một ngày lượng nước ngọt bạn có thể tiêu thụ sẽ rất ít vì như trong 1 lon nước ngọt bình thường khoảng 350ml đã chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường.
Để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, cách tốt nhất là uống nước lọc/ nước đun sôi và đồ uống không đường, chẳng hạn như trà hoặc cà phê không thêm đường.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()