Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 17:20 (GMT +7)
BHXH cần là điều kiện bắt buộc với lao động phi chính thức
Thứ 4, 15/06/2022 | 09:54:29 [GMT +7] A A
Chính sách BHXH cần nghiên cứu quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội đối với lao động thuộc khu vực phi chính thức, không có hợp đồng lao động. Đây là điều kiện để đảm bảo không ai bị bỏ lại khỏi hệ thống an sinh xã hội của đất nước.
Không được đóng bảo hiểm xã hội là thiệt thòi lớn cho người lao động17 triệu người dân thuộc nhóm tiềm năng có thể tham gia BHXHNghiên cứu giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm, tiến tới 10 năm
Tính đến hết tháng 5/2022, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BNTN) trong cả nước trên 16,7 triệu người, đạt 33,81 lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng trên 507.000 người so với cùng kỳ năm 2021.Khó khăn phát triển đối tượng tham gia BHXHBHXH Việt Nam đánh giá về công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, mặc dù số người tham gia BHXH, nhất là BHXH bắt buộc có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm cũng như so với cuối năm 2021, song vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Nghiên cứu tổng quan và phân tích chính sách BHXH Việt Nam do Oxfam tại Việt Nam cùng mạng lưới Hành động vì người lao động di cư (M.net) thực hiện mới đây cũng chỉ ra đa phần người lao động phổ thông đang thiếu vắng nghiêm trọng chế độ bảo vệ thông qua hệ thống an sinh xã hội dù họ đã tham gia lực lượng lao động chính thức.
Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của các chủ cơ sở đã có đăng ký kinh doanh chỉ vào khoảng 3-17%. Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc cũng phụ thuộc lớn vào hình thức hợp đồng lao động. Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm hoặc dưới 3 tháng thường không được thực hiện chế độ BHXH bắt buộc theo quy định.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của lao động phi chính thức là chủ cơ sở, lao động tự làm và lao động gia đình rất thấp ngay cả khi thu nhập của họ cao hơn chuẩn nghèo. Nghiên cứu cũng nêu ra một số rào cản về chính sách khiến người lao động đắn đo khi tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện.
Theo quy định của Luật BHXH hiện hành, lao động làm việc tại các HTX, doanh nghiệp có thời hạn hoặc không thời hạn từ 1 tháng trở lên và cán bộ quản lý HTX có hưởng lương phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay số lao động làm việc trong các HTX được tham gia BHXH không nhiều.
Đơn cử, HTX sản xuất kinh doanh - dịch vụ nông nghiệp Thắng Thủy (huyện Vĩnh Bảo - TP.Hải Phòng) có hơn 110 thành viên, 40 lao động thời vụ. Tuy nhiên, hiện nay, toàn HTX Nông nghiệp Thắng Thủy chỉ có một số người tham gia đóng BHXH. Nguyên nhân một phần do đội ngũ cán bộ quản lý và lao động HTX tuổi cao (trên 50 tuổi chiếm 50%) nên không muốn tham gia BHXH bắt buộc. Lao động sản xuất nông nghiệp tại HTX mang tính đặc thù, phần lớn là người địa phương đã hết tuổi lao động, thu nhập phụ thuộc mùa vụ, không ổn định. Những lao động này được HTX trả tiền công theo ngày...Hướng chính sách BHXH đến lao động phi chính thức. Do vậy, một số chuyên gia khuyến nghị cách tiếp cận về lao động phi chính thức cần được thay đổi theo hướng áp dụng các biện pháp để họ tham gia BHXH và bảo vệ quyền của họ mà không cần áp dụng tiêu chí là họ phải có hợp đồng lao động. Nói cách khác là chính thức hóa lao động phi chính thức bằng biện pháp tham gia BHXH và bảo vệ quyền của họ mà không cần phải chuyển vào khu vực kinh tế chính thức.
Bà Nguyễn Thu Giang, Viện trưởng Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT nhấn mạnh: “Các chính sách an sinh xã hội được xây dựng và đánh giá dựa trên ba tiêu chí chính là: diện bao phủ, tính đầy đủ và tính bền vững. BHXH là một trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Với tỷ lệ bao phủ của BHXH còn thấp, số người tham gia BHXH tự nguyện còn ít so với tiềm năng, trong khi nhóm lao động khu vực phi chính thức lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu việc làm...Vì vậy, bà Giang khuyến nghị cần phải xem xét chính sách BHXH tự nguyện một cách toàn diện hơn, bao gồm cả việc điều chỉnh chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là các nhóm lao động tự do, việc thực thi chính sách cần tạo điều kiện và hiệu quả hơn, truyền thông cần dễ hiểu và đúng đối tượng hơn, cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các nhóm đối tượng hưởng lợi vào quá trình xây dựng và thực thi, giám sát đánh giá”.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, lao động khu vực phi chính thức và gia đình họ hay phải chịu thiệt thòi, vì không được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật về lao động. Ví dụ, đối với yêu cầu về an toàn và sức khỏe liên quan tới điều kiện làm việc, họ không được nhận hỗ trợ từ các chương trình trợ cấp xã hội.
Thêm vào đó, tiếng nói của lao động khu vực phi chính thức ít khi được nhắc đến trong quá trình quyết định các chính sách. DN trong nền kinh tế chính thức phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ khu vực phi chính thức, do giá cả hàng hóa và dịch vụ được cắt giảm, bởi họ không đóng góp vào BHXH cũng như thuế. Vì vậy, vấn đề bảo vệ lao động phi chính thức được tham gia BHXH, BHYT cần phải tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo Tạp chí Điện tử Kinh doanh
Liên kết website
Ý kiến ()