Nhóm nghiên cứu Đại học Kỹ thuật Munich (Đức) từ năm 2019 phát triển một loại "bẫy" kích thước nano, giống như một lỗ rỗng, được tạo từ phương pháp DNA orgami (gấp đoạn DNA thành hình dạng hai chiều, ba chiều khác nhau).
Theo nhóm nghiên cứu, việc lựa chọn chính xác vị trí các điểm gấp và tìm ra kích thước bẫy để bắt virus siêu nhỏ là yếu tố quan trọng. "Việc xây dựng lỗ rỗng có cấu trúc chắc chắn và kích thước siêu nhỏ để khiến virus không thể chui ra khỏi bẫy là thách thức lớn với nhóm", Hendrik Dietz, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Bẫy được nhóm thiết kế theo hình icosahedron, tạo thành từ 20 bề mặt hình tam giác, bên trong rỗng để tạo không gian virus đi vào và mắc bẫy. Hendrik Dietz cho biết, bằng cách này, nhóm có thể thay đổi từng tấm hình tam giác nhỏ để phù hợp với từng loại virus. Virus có kích thước tối đa 180 tiểu đơn vị protein dễ dàng mắc bẫy.
Để ngăn các bẫy nano bị phân hủy trong cơ thể, nhóm thực hiện bước chiếu xạ vào các khối tam giác bằng tia UV và dùng polyethylene glycol và oligolysine xử lý bên ngoài. Kết quả thử nghiệm cho thấy, bẫy nano khi đưa vào huyết thanh chuột, có thể ổn định trong 24 giờ.
Vi khuẩn có một quá trình trao đổi chất và tấn công chúng theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, virus không có quá trình chuyển hóa riêng, đó là lý do tại sao các loại thuốc kháng virus luôn nhắm được mục tiêu chống lại một enzyme cụ thể của virus đó. Tuy nhiên, cách nghiên cứu này cần nhiều thời gian trong khi độ lây nhiễm của virus nhanh hơn rất nhiều.
Hiện nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm trên chuột để đánh giá khả năng tiếp nhận. Ngoài dùng để tiêu diệt virus truyền nhiễm, bẫy này có thể sử dụng như một phương tiên vận chuyển kháng nguyên, thuốc vào cơ thể.
Ý kiến ()